World Bank: Việt Nam cần đánh giá cẩn trọng về thời điểm gỡ bỏ các chính sách hỗ trợ vượt COVID-19
Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã tăng lên đến 4,5% trong quý cuối cùng của năm 2020 (so với cùng kỳ năm trước), nhờ đó tốc độ tăng trưởng năm 2020 đạt 2,9% - đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
![]() |
WB khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần phải đánh giá cẩn trọng về thời điểm gỡ bỏ các chính sách hỗ trợ nền kinh tế. |
Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tiếp tục tăng trưởng vững chắc, với tốc độ tăng trưởng gần bằng mức trước đại dịch.
Tháng 12/2020 đánh dấu một kết quả tích cực khác trong thương mại hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng hai con số về nhập khẩu (23,1%) và xuất khẩu (17,8%), trong khi dòng vốn FDI đã chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng đi ngang trong tháng 12/2020 (so với cùng kỳ năm trước) do giá lương thực ổn định trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng.
Tăng trưởng tín dụng tăng nhẹ sau khi Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất điều hành vào tháng 10, kết thúc năm 2020 ở mức 10,1% (so với cùng kỳ năm trước). Thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao và cho thuê đất giúp cải thiện thu Ngân sách Nhà nước trong Quý 4/2020, đồng thời thanh khoản dồi dào tiếp tục làm giảm chi phí vay vốn của Chính phủ trên thị trường trong nước.
Trong thời gian tới, WB khuyến nghị, cần chú ý đến Việt Nam sẽ phục hồi như thế nào sau đại dịch. Việc phê duyệt một số vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn vào năm 2021, đặc biệt là đối với ngành du lịch và hàng không. Rủi ro bao gồm chậm trễ trong phân phối và sử dụng vắc xin.
Ngoài ra, vào ngày 18/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định Việt Nam là nước thao túng tiền tệ. Nếu vấn đề này không được giải quyết, có thể gây nhiều tác động đối với thương mại và đầu tư nước ngoài, là những lĩnh vực có đóng góp quan trọng cho mô hình tăng trưởng của Việt Nam.
Cuối cùng, Chính phủ sẽ cần phải đánh giá cẩn trọng về thời điểm gỡ bỏ các chính sách tài khóa và tiền tệ liên quan đến COVID-19 đã được ban hành để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo enternews.vn
-
Doanh nghiệp có yếu tố dịch tễ phải dừng ngay hoạt động sản xuất
-
Nông dân gấp rút "vét" rau củ thu hồi vốn sau khi TP Chí Linh gỡ phong tỏa
-
Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên sau hơn 1 tháng "bất động" vì Covid-19
-
Người dân Chí Linh đón giao thừa muộn với "hoa Covid" chỉ có tại xứ sở 34
-
Triển vọng ngành hàng không 2021: Lợi nhuận phục hồi nhưng vẫn lỗ
-
Có gì trong lá thư thường niên của Warren Buffett?
- Hai dự án cao tốc Bắc - Nam ''trắng tay" sau mời thầu khởi công vào tháng 6
- Luật sư nhận định vụ chuyển sàn sang HNX: Ít khả thi và thiếu tầm nhìn trong quy hoạch
- Địa phương ồ ạt đề xuất sân bay: Cần đầu tư có trọng điểm
- Bổ sung KCN Đồng Sóc vào quy hoạch vùng ĐBSCL
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Phố Nối A
- Dân đầu tư “phát hoảng” với HSX: Nhà giàu mới được chơi cổ phiếu tốt?