"V-League nhàm chán, không trung thực"

14:48 | 23/09/2015

502 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải cho rằng giải đấu số một Việt Nam có nhiều trận đấu không trung thực nhưng ban tổ chức lại không kiên quyết xử lý, khiến dư luận phản ứng.
tin nhap 20150923143133
 

* PV: Mùa giải V-League 2015 đã kết thúc tương đối bình lặng, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Ông đánh giá như thế nào về mùa bóng năm nay?

- Chuyên gia Vũ Mạnh Hải: Theo tôi, giải đấu năm nay diễn ra theo đúng lịch trình, về đích an toàn, không có sự cố nào đáng tiếc, nhưng nó chẳng đem lại điều gì tích cực, mới mẻ. Nó giống như một điệp khúc được lặp đi lặp lại đến mức nhàm chán. Giải đấu càng xem càng chán, khán giả buồn nhiều hơn vui, đến sân ít hơn; các trận đấu diễn ra không thật; tình trạng đấu võ trên sân cỏ vẫn diễn ra; công tác tổ chức còn yếu kém, thiếu chuyên nghiệp…

HAGL là hiện tượng lạ lùng ở giải đấu khi họ thi đấu trầy trật, vất vả mới trụ hạng thành công nhưng khán giả đến sân xem họ thi đấu rất đông. Ngược lại, những đội bóng mạnh, thi đấu đẹp mắt, cống hiến như B.Bình Dương, Hà Nội T&T lại có rất ít người hâm mộ. Những trận đấu của họ khán giả chỉ có một nhúm. Điều này đi ngược lại với thông lệ với các giải đấu khác trên thế giới, chẳng có gì đáng mừng cả.

* Nói như ông, giải đấu số một Việt Nam không có tín hiệu nào tích cực?

- Có 2 điều lạc quan ở V-League 2015 mà tôi nhận thấy đó là việc các chân sút nội đã cạnh tranh sòng phẳng với những tiền đạo ngoại, đặc biệt là trường hợp của 2 cầu thủ Thanh Hóa Hoàng Đình Tùng và Lê Văn Thắng. Bên cạnh đó, giải đấu xuất hiện một lứa HLV trẻ xuất sắc như Trương Việt Hoàng (Hải Phòng), Võ Đình Tân (Sanna Khánh Hòa), Hoàng Thanh Tùng (FLC Thanh Hóa). Nó cho thấy, bóng đá Việt Nam luôn sản sinh ra những thế hệ HLV tài năng, tạo nên nét tươi mới, sức sống cho giải đấu.

* HLV Trần Bình Sự của Đồng Nai cho rằng ở V-League vẫn còn tồn tại thứ bóng đá tình cảm, thậm chí còn đề nghị cơ quan an ninh vào điều tra một số trận đấu. Ông nghĩ sao về điều này?

- Câu hỏi này cần BTC giải, VPF và VFF trả lời bởi đây không phải vấn đề mới mẻ mà năm nào cũng diễn ra. Quan điểm của tôi cho rằng, một số trận đấu tại V-League 2015 diễn ra không trung thực, không sòng phẳng, rõ ràng, đặc biệt ở những vòng cuối. Một số đội bóng như SLNA, Hà Nội T&T đã nương chân cho HAGL, giúp đội bóng này trụ hạng. Đây là những trận đấu mà các đội đã có toan tính từ trước.

tin nhap 20150923143133
 

* Trong quá khứ, VFF lẫn VPF đã mạnh dạn trừ điểm CLB Sài Gòn Xuân Thành vì thi đấu thiếu tích cực dù không có bằng chứng, nhưng tại sao ở V-League 2015 họ không đưa ra bất cứ án phạt nào dù có những trận đấu bị đặt nhiều dấu hỏi?

- Mùa này CĐV Hải Phòng và SLNA từng rất bức xúc trước thái độ thi đấu của đội nhà trong các trận gặp Cần Thơ và HAGL. Đây là những trận đấu không trung thực, lừa dối khán giả nên việc họ phản ứng, bất bình là chính đáng khi tình yêu bị phản bội. Việc để người hâm mộ phản ứng tiêu cực như thế, chứng tỏ ban tổ chức dở, thiếu kiên quyết để xử lý các đội bóng thi đấu èo uột.

Tại sao ở nước ngoài, càng về cuối các trận đấu càng hấp dẫn, kịch tính đáng xem. Ngược lại ở V-League, người hâm mộ càng chán nản, không muốn xem vì dường như đã biết trước kết quả một số trận. Việc điều hành một giải đấu cần phải linh hoạt, không phải cứ lúc nào có bằng chứng mới xử lý. BTC giải tập hợp những người có chuyên môn, am hiểu bóng đá, dư sức đánh giá chính xác các trận đấu nhưng họ không làm.

Trong khi đó, những vòng cuối họ mời đại diện của C45 (Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an – PV) đến giám sát các trận đấu. Đó là việc làm vừa mang tính hèn nhát, vừa lấp liếm, che đậy sự yếu kém về năng lực. Giải đấu là của mình, một trận đấu có đầy đủ ban bệ từ giám sát, trọng tài, những người am hiểu chuyên môn tại sao lại cần đến C45 để đánh giá nó có vấn đề hay không?

* Ban kỷ luật VFF vừa quyết định treo giò trung vệ Quế Ngọc Hải 6 tháng vì một pha bóng thô bạo. Án phạt này liệu đã hợp lý và có tính răn đe, ngăn chặn nạn bạo lực sân cỏ?

- Theo tôi, án phạt này vừa vô lý vừa có động cơ cá nhân trong đó. Tại sao Ban kỷ luật lại không ban hành việc treo giò cụ thể là 5 hay 10 trận mà cấm 6 tháng, trong khi V-League 2016 biết khi nào mới diễn ra. Họ cũng không đả động việc anh ta có lên khoác áo ĐTQG hay không mà đùn đẩy qua VFF. Cách xử lý thiếu chuyên nghiệp như thế sẽ không mang đến tác dụng gì, đặc biệt trong việc giáo dục, nâng cao ý thức của cầu thủ để hạn chế nạn bạo lực sân cỏ và vô hình chung nó gây nên nhiều phản ứng từ người hâm mộ.

* Theo ông, VFF và VPF cần phải làm gì để V-League 2016 tốt hơn, diễn ra hấp dẫn hơn?

- Việc tiên quyết là củng cố công tác tổ chức của VFF, VPF. Bóng đá là môn chơi có đặc thù riêng, không phải là nơi ai vào làm cũng được và ai cũng có thể làm được. V-League cần những người am hiểu để tham gia tổ chức điều hành, tổ chức chứ không phải là những thầy giáo hay luật sư. Tôi thấy rằng bóng đá Việt Nam khá lộn xộn khi những người có quyền đưa ra quyết định lại chẳng am hiểu về bóng đá, còn những người có quyền lực lại làm vì tham vọng cá nhân hơn là vì cái chung.

tin nhap 20150923143133HAGL hậu V-League 2015, sẽ có thêm nhiều Tăng Tuấn?
tin nhap 20150923143133Công Phượng đã biết “sợ” V-League
tin nhap 20150923143133Những hành động phi thể thao nhất tại V-League 2015
tin nhap 20150923143133Người Việt thờ ơ với các đội bóng tại V-League trên Facebook

 

Bongda.com.vn