Thêm nhiều người dân, doanh nghiệp được “cứu” nếu gia hạn thời gian trả nợ, giảm lãi vay

17:45 | 31/05/2020

256 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, theo đó dự kiến mở rộng phạm vi nợ được áp dụng cơ chế cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ.

NHNN cho hay, thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp (DN) đề nghị NHNN xem xét, sửa đổi bổ sung Thông tư 01 theo hướng mở rộng phạm vi nợ được áp dụng cơ chế quy định tại Thông tư 01, cụ thể cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với nợ được giải ngân sau ngày 23/1/2020.

Trước tình hình trên, đánh giá tình hình dịch bệnh thế giới còn ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi kinh tế và các DN, căn cứ vào 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Chính phủ vừa báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, NHNN dự kiến sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 01 theo hướng cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản cho vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2020.

them nhieu nguoi dan doanh nghiep duoc cuu neu gia han thoi gian tra no giam lai vay
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến mở rộng phạm vi nợ được áp dụng cơ chế cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ

Mốc thời gian 31/12/2020 được xác định theo đánh giá thận trọng của NHNN, căn cứ trên kịch bản 2 về tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam (trong điều kiện Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam cũng khống chế được dịch trong Quý IV/2020).

Bên cạnh đó, Thông tư 01 dự kiến cũng sửa đổi theo hướng cho phép các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 25/4/2020.

Lý do của việc sửa đổi này được NHNN lý giải là do ở thời điểm xây dựng Thông tư 01 không lường trước được các tác động của dịch đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên đối với các khoản giải ngân sau ngày 23/1/2020, việc xác định lịch trả nợ cho khách hàng chưa phù hợp với mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của khách hàng. Vì vậy, theo phản ánh của nhiều ngân hàng và một số DN thì phần lớn các khoản giải ngân sau ngày 23/1/2020 (đặc biệt là các khoản cho vay ngắn hạn), khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ theo kỳ hạn, thời hạn tại hợp đồng, thỏa thuận cho vay. Do đó, NHNN đề xuất nới mốc thời gian trên đến 24/4/2020.

NHNN cho rằng thời điểm 24/4/2020 là phù hợp bởi đây là thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đồng thời, đến thời điểm này thì các ngân hàng đã nắm bắt được đầy đủ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế và cũng đã xây dựng các kịch bản ứng phó dịch.

Đối với các khoản giải ngân sau ngày 24/4/2020, ngân hàng đã có thể đánh giá được đầy đủ mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì cần căn cứ vào đặc điểm của khách hàng để thống nhất với khách hàng lịch trả nợ phù hợp mà không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01.

P.V

them nhieu nguoi dan doanh nghiep duoc cuu neu gia han thoi gian tra no giam lai vayBộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giao NHNN quản Mobile Money
them nhieu nguoi dan doanh nghiep duoc cuu neu gia han thoi gian tra no giam lai vayNgân hàng số và thanh toán điện tử có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn
them nhieu nguoi dan doanh nghiep duoc cuu neu gia han thoi gian tra no giam lai vayLãi suất điều hành tiếp tục giảm có “cứu” được doanh nghiệp?