Ngân hàng số và thanh toán điện tử có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn

18:11 | 21/05/2020

748 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thanh toán điện tử cụ thể với dịch vụ Mobile Money, sẽ không được bảo đảm nếu việc định danh, xác thực khách hàng không thực hiện được một cách chính xác. Bởi tình trạng SIM rác và việc mua bán SIM kích hoạt sẵn vẫn còn khá phổ biến hiện nay dễ dẫn đến thiệt hại trong giao dịch.    
ngan hang so va thanh toan dien tu co rat nhieu nguy co tiem anViệt Nam chuyển đổi số rất chậm chạp!
ngan hang so va thanh toan dien tu co rat nhieu nguy co tiem an“Lợi ích kép” khi bệnh viện “chuyển đổi số”
ngan hang so va thanh toan dien tu co rat nhieu nguy co tiem anChuyển đổi số: Chuẩn bị nguồn lực

Chiều 21/5, báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức tọa đàm trực tuyến “Ngân hàng số và thanh toán điện tử gợi mở từ khủng hoảng Covid-19”.

Tại buổi tọa đàm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, Covid-19 mang lại nhiều tác động nguy hại cho nền kinh tế xã hội nhưng cũng tạo ra cơ hội thúc đẩy nhanh hơn Chính phủ điện tử và nền kinh tế số, trong đó có ngân hàng số và thanh toán điện tử.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế có lợi thế phát triển kinh tế số do có hạ tầng số được đánh giá là phát triển trong khu vực. Đây là một lợi thế nhưng theo theo ông Lộc, trong quá trình chuyển hoạt động nền kinh tế sang số hóa mà thanh toán điện tử là không gian hiệu quả để thúc đẩy kinh tế số vẫn còn nhiều khó khăn. Như trở ngại về pháp lý, vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, chữ ký điện tử, cũng như việc bảo vệ thông tin riêng của khách hàng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem lại.

ngan hang so va thanh toan dien tu co rat nhieu nguy co tiem an
Thanh toán điện tử có rất nhiều nguy cơ nếu vẫn tồn tại tình trạng SIM rác như hiện nay

Đặc biệt cơ sở nền tảng về thể chế còn hạn chế. Bởi vậy để có thể thúc đẩy nhanh quá trình này, ông Lộc cho rằng cần phải khắc phục những bất cập, khó khăn này.

Đặt vấn đề về những thác thức, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước, cũng nhận định dù nhìn từ đại dịch Covid -19 và một số định hướng phát triển ngân hàng số, việc thanh toán điện tử có rất nhiều cơ hội với những tiện lợi cụ thể song vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Ví dụ như với dịch vụ Mobile Money, giao dịch sẽ khó bảo đảm nếu việc xác thực khách hàng không chính xác do như tình trạng SIM rác và việc mua bán SIM kích hoạt sẵn vẫn còn khá phổ biến như hiện nay. Do đó, ông Dũng cho rằng, phải siết chặt việc sở hữu SIM điện thoại tương tự như vấn đề mở thẻ ngân hàng. Một người có thể được sở hữu nhiều SIM, nhưng phải chính chủ và khi không có nhu cầu sử dụng nữa phải báo cho các nhà mạng để hủy bỏ.

Bên cạnh đó phải ngăn chặn được hành vi lợi dụng hình thức thanh toán này cho các giao dịch bất hợp pháp như cờ bạc, cá độ… cũng như đảm bảo mục tiêu phòng, chống rửa tiền. “Đây là bài toán không hề đơn giản…”, ông Dũng nói.

Ông Dũng kiến nghị, phải định danh được khách hàng, nếu không trả lời được khách hàng là ai thì tất cả nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời phải bảo vệ dữ liệu về người dùng, định danh số…

Đại diện HDBank cũng cho biết, nếu công nghệ thông tin ứng dụng trong tài chính số chỉ để thúc đẩy thanh toán điện tử, thì rõ ràng dấu ấn ngân hàng số ở Việt Nam khá mờ nhạt, thiếu tầm nhìn. Bởi ngân hàng số phải là tất cả khách hàng từ cá nhân đến tổ chức đều không cần đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch mọi lúc, mọi nơi, kể cả việc vay vốn. Đại diện HDBank nói: “Tăng trưởng mạnh mẽ của thanh toán điện tử như thành tựu của ngành ngân hàng mùa dịch Covid-19, đã đến lúc cần được nhìn nhận như một nốt trầm của xu hướng chuyển đổi số và bank 4.0”.

Trước xu thế số hóa, kinh tế số hiện nay, hầu hết đại diện các ngân hàng đều đã nhìn ra sự vận động chậm chạp trong chuyển đổi số của mình nếu bỏ ngoài thanh toán điện tử. Vì vậy, với những gì xảy ra do tác động của dịch Covid-19, các tổ chức đã có động lực thúc đẩy nhanh số hóa các cửa hàng giá trị, tiện ích thanh toán và tín dụng mới - một phần cơ bản trên chặng đường dài của ngân hàng số.

Tú Anh