Tầm quan trọng của giá dầu mỏ trong bối cảnh toàn cầu ngày nay

18:00 | 14/09/2023

1,087 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong thập kỷ tiếp theo, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phụ thuộc vào dầu mỏ, vì những năng lượng thay thế vẫn đòi hỏi có những khoản trợ cấp khổng lồ để tồn tại ở những nước đang phát triển. Hoạt động fracking làm tăng mối lo ngại về môi trường. Tính cồng kềnh của tài sản dầu mỏ cũng sẽ không cho phép các công ty lớn từ bỏ thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện có của họ.
Tầm quan trọng của giá dầu mỏ trong bối cảnh toàn cầu ngày nay

Việc mở rộng khối BRICS (BRICS+) có thể tăng thêm ảnh hưởng kinh tế của nhóm và có thể sẽ thách thức sức mạnh của G7.

Do đó, báo cáo mang tên Triển vọng Đầu tư Năng lượng Toàn cầu, của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), dự báo mức đầu tư cần thiết là 48.000 tỷ USD vào năm 2035 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu. Những nước phát triển lớn đều có tồn kho dầu chiến lược, chỉ sử dụng cho những tình huống quan trọng nhằm đảm bảo tiêu dùng trong nước trong vài tháng. Thế nhưng, theo Bộ Năng lượng Mỹ, tồn kho của nước này đã giảm đột ngột 20%.

Tương tự như vậy, tồn kho toàn cầu sẽ sụt giảm đi 57 triệu thùng trong quý II/2023. Đã vậy, thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Nga và OPEC thì tiếp tục kéo dài cho đến cuối năm 2024, còn vấn đề hạt nhân với Iran thì không tìm được hướng giải quyết. Những yếu tố trên đã gây ra tình trạng thâm hụt 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và “nỗi lo về nguồn cung” nhằm nâng tồn kho chiến lược của các nước, khiến giá dầu thô Brent tăng lên mức 90 USD/thùng.

Nếu giá dầu thô tiếp tục chạm mức 100 USD/thùng, tâm lý lo sợ thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu có thể xảy ra, đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa và phân bón nông nghiệp tăng vọt. Điều này, kết hợp với hạn hán và lũ lụt bất thường trong những khu vực trồng lúa mì lớn trên toàn cầu và những hạn chế về xuất khẩu hàng hóa từ các quốc gia trên nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nông sản trên thị trường toàn cầu, đẩy giá cả tăng lên mức cao ngất ngưởng và gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Tương tự như vậy, nếu giá dầu thô leo thang lên mức 100 USD/thùng, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ tăng. Từ đó, các ngân hàng trung ương sẽ tăng giá bạc, làm vô số nền kinh tế bị ngạt thở. Nợ công, kết hợp với tình trạng lạm phát kinh tế đang đe dọa các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc, sẽ tạo ra một kịch bản lạm phát đình trệ kéo dài trong nền kinh tế toàn cầu.

Saudi Aramco quyết định tăng giá dầu một lần nữaSaudi Aramco quyết định tăng giá dầu một lần nữa
Đại gia dầu mỏ Ả Rập Xê Út hướng đến năng lượng địa nhiệtĐại gia dầu mỏ Ả Rập Xê Út hướng đến năng lượng địa nhiệt
Brazil: trận chiến giữa chính quyền và các đại gia dầu mỏBrazil: trận chiến giữa chính quyền và các đại gia dầu mỏ

Ngọc Duyên

AFP