10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

11:39 | 01/05/2025

59,268 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII điều chỉnh) vừa được phê duyệt, các giải pháp chính tập trung vào bảo đảm an ninh cung cấp điện thông qua đa dạng hóa nhiên liệu và phát triển năng lượng tái tạo, nguồn vốn, hoàn thiện pháp luật, chính sách, bảo vệ môi trường, khoa học và công nghệ, sử dụng điện tiết kiệm, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế...
10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Thành lập trung tâm phát triển về năng lượng tái tạo, năng lượng mới/Ảnh minh họa

Đảm bảo an ninh cung cấp điện, đẩy mạnh năng lượng tái tạo

Đa dạng hóa nguồn nhiên liệu sử dụng cho phát điện, kết hợp hài hòa nguồn năng lượng sơ cấp trong nước và nhập khẩu.

Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác than, dầu khí trong nước phục vụ sản xuất điện để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu khí thiên nhiên, LNG, nhập khẩu than, phù hợp với cơ cấu nguồn nhiệt điện và xu thế chuyển dịch năng lượng.

Phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Kịp thời cập nhật tiến bộ khoa học - công nghệ trên thế giới về các nguồn năng lượng mới (hydrogen, amoniac xanh,...) để sử dụng cho phát điện.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí sang nhiên liệu sinh khối, amoniac xanh, hydrogen.

Tổ chức nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng phi truyền thống.

Tăng cường huy động vốn đầu tư và đa dạng hóa hình thức tài chính

Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện.

Đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh và cạnh tranh trong thị trường điện. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (ví dụ JETP, AZEC...), các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh...

Đa dạng hóa hình thức đầu tư (nhà nước, tư nhân, đối tác hợp tác công - tư,...) đối với các dự án điện. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thu hút mạnh khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển điện. Tiếp tục đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam.

Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện.

Từng bước tăng khả năng huy động tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật ngành điện

Hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện. Giá điện bảo đảm thu hồi chi phí, có mức lợi nhuận hợp lý, thu hút đầu tư phát triển điện, khuyến khích cạnh tranh trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, bán lẻ, sử dụng điện, chống lãng phí điện. Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành. Nghiên cứu thực hiện giá điện hai thành phần vào thời điểm thích hợp. Tiếp tục thực hiện minh bạch giá điện.

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế, ban hành chế tài và các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc về sử dụng hiệu quả năng lượng, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị ngành điện.

Xây dựng chính sách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành điện để nâng cao tính độc lập, tự chủ, giảm giá thành.

Rà soát hệ thống pháp luật, các văn bản pháp lý để có kế hoạch xây dựng, hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý để phát triển điện hạt nhân. Có lộ trình xây dựng hệ thống pháp quy để đảm bảo an toàn hạt nhân.

Chuyển dịch năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường

Thực hiện chuyển dịch năng lượng, trong đó trọng tâm là chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới; tăng cường bể hấp thụ và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thu giữ carbon.

Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải từ điện năng lượng tái tạo theo nguyên tắc giảm thiểu, thu hồi, tái sử dụng, tái chế để giảm tối đa lượng chất thải, tận dụng vật liệu thải bỏ làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

Thực hiện các giải pháp phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan ngay từ quá trình lựa chọn vị trí dự án, thiết kế, xây dựng công trình đến sản xuất vận hành.

Hạn chế tối đa việc phát triển các công trình điện và cơ sở hạ tầng ở những vị trí có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích và di sản văn hóa đã được xếp hạng, phù hợp với phân vùng bảo vệ môi trường quốc gia.

Đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đầu tư thành lập trung tâm nghiên cứu cơ bản và trung tâm phát triển về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, công nghệ lưu trữ carbon tại Việt Nam để nâng cao trình độ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, quản trị nhằm đẩy nhanh và mở rộng quy mô triển khai năng lượng tái tạo và quản lý hệ thống điện sạch tại Việt Nam và khu vực.

Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) về điện lực.

Sử dụng công nghệ hiện đại cho các công trình điện xây dựng mới; từng bước nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có.

Cải tạo, nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, nâng cao độ tin cậy, giảm tổn thất điện năng. Đẩy nhanh lộ trình xây dựng lưới điện thông minh.

Hiện đại hóa hệ thống thông tin dữ liệu, các hệ thống tự động hóa, điều khiển phục vụ công tác điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, trong đó có chuyển đổi số trong ngành điện.

Từng bước áp dụng các biện pháp khuyến khích và bắt buộc đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành kinh tế sử dụng nhiều điện.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Củng cố cơ sở hạ tầng hỗ trợ kỹ thuật và tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia về phát triển chung và đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân cho điện hạt nhân.

Thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Tăng cường nhận thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội như tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị.

Khuyến khích đầu tư và sử dụng công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng; tăng cường kiểm toán năng lượng; đẩy mạnh triển khai mô hình các công ty dịch vụ năng lượng.

Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng điện hiệu quả đối với những lĩnh vực, ngành có mức tiêu thụ điện cao.

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình Quản lý nhu cầu điện (DSM), chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải, phân phối.../Ảnh minh họa

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải, phân phối, điều độ, thị trường điện, lưới điện thông minh...

Xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao trong lĩnh vực điện lực; xây dựng các đơn vị mạnh về khoa học - công nghệ điện lực.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý ngành điện ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đa dạng hóa hình thức đào tạo nhân lực, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, đảm bảo đủ trình độ năng lực vận hành hệ thống điện quy mô lớn, tích hợp tỷ trọng cao các nguồn năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Triển khai tích cực, hiệu quả các nội dung của tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng với các đối tác quốc tế (JETP), tận dụng tối đa hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính, coi JETP là giải pháp quan trọng cho quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

Thực hiện chính sách đối ngoại năng lượng, khí hậu linh hoạt, hiệu quả, bình đẳng, cùng có lợi. Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác năng lượng với các đối tác chiến lược, đối tác quan trọng.

Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, triển khai kết nối lưới điện với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Mở rộng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ điện lực, tranh thủ chuyển giao công nghệ, nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài.

Nội địa hóa ngành công nghiệp điện lực

Hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo, tạo lập một hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh, gắn với sản xuất chế tạo, dịch vụ phụ trợ, các khu công nghiệp tập trung.

Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, thiết bị lưu trữ điện năng, công nghệ thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng CO2... trong nước để chủ động khai thác tiềm năng sẵn có của nước ta, tăng tính độc lập tự chủ, giảm giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện các công trình dự án điện phức tạp, kỹ thuật cao. Nâng cao năng lực thiết kế, tổ chức mua sắm, quản lý điều hành dự án của các doanh nghiệp trong nước, đủ khả năng đảm nhiệm vai trò tổng thầu các dự án điện quy mô lớn.

Nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước để tăng tỉ lệ thiết bị nội địa trong các công trình nguồn và lưới điện; nâng cao năng lực sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định các thiết bị điện trong nước.

Nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát thực hiện Quy hoạch

Đổi mới mạnh mẽ quản lý ngành điện theo hướng công khai, minh bạch, cạnh tranh, hiệu quả, tăng năng suất lao động, giảm giá thành các khâu, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện tái cơ cấu ngành điện phù hợp với lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh đã được phê duyệt.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực điện lực, áp dụng các mô hình và thông lệ quản trị tiên tiến, nâng cao hệ số tín nhiệm quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động.

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành điện lực, bao gồm dữ liệu về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch để làm cơ sở giám sát tình hình thực hiện quy hoạch. Thường xuyên rà soát tình hình phát triển phụ tải toàn quốc và các địa phương, tiến độ thực hiện các công trình nguồn và lưới điện để đề xuất các giải pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn điện, tiến độ nếu cần thiết, đảm bảo cung cầu điện của nền kinh tế.

Quản lý chặt chẽ việc phát triển các nguồn điện tự sản tự tiêu, nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp, nguồn điện mặt trời mái nhà và các nguồn điện được các đơn vị phát điện và mua điện tự thỏa thuận mua bán điện trực tiếp với nhau.

Xây dựng và áp dụng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ trong việc tổ chức triển khai Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đối với các chủ đầu tư, các bộ, ngành và các địa phương.

Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh và các giải pháp toàn diện kèm theo được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành điện lực Việt Nam, vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Huy Tùng

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,500 120,500 ▼500K
AVPL/SJC HCM 118,500 120,500 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 118,500 120,500 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,970 11,300 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 10,960 11,290 ▲50K
Cập nhật: 22/05/2025 20:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
TPHCM - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Hà Nội - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Hà Nội - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Đà Nẵng - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Miền Tây - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Miền Tây - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - SJC 118.500 120.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.000 ▲1000K 115.500 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.800 ▲800K 115.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.690 ▲800K 115.190 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.980 ▲800K 114.480 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.750 ▲790K 114.250 ▲790K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.130 ▲600K 86.630 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.100 ▲470K 67.600 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.620 ▲340K 48.120 ▲340K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.220 ▲740K 105.720 ▲740K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.980 ▲480K 70.480 ▲480K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.600 ▲520K 75.100 ▲520K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.050 ▲540K 78.550 ▲540K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.890 ▲300K 43.390 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.700 ▲260K 38.200 ▲260K
Cập nhật: 22/05/2025 20:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,090 ▲50K 11,540 ▲50K
Trang sức 99.9 11,080 ▲50K 11,530 ▲50K
NL 99.99 10,750 ▲150K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,750 ▲150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 ▲50K 11,600 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 ▲50K 11,600 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 ▲50K 11,600 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 11,850 12,050 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 11,850 12,050 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 11,850 12,050 ▼50K
Cập nhật: 22/05/2025 20:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16156 16423 16997
CAD 18180 18456 19073
CHF 30778 31155 31801
CNY 0 3546 3664
EUR 28710 28978 30005
GBP 34003 34393 35329
HKD 0 3189 3391
JPY 174 178 184
KRW 0 17 19
NZD 0 15020 15608
SGD 19569 19849 20378
THB 706 769 823
USD (1,2) 25714 0 0
USD (5,10,20) 25753 0 0
USD (50,100) 25781 25815 26157
Cập nhật: 22/05/2025 20:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,795 25,795 26,155
USD(1-2-5) 24,763 - -
USD(10-20) 24,763 - -
GBP 34,437 34,530 35,443
HKD 3,260 3,270 3,369
CHF 31,025 31,121 31,988
JPY 178.1 178.42 186.38
THB 756.92 766.27 820.35
AUD 16,532 16,591 17,046
CAD 18,497 18,556 19,059
SGD 19,807 19,868 20,497
SEK - 2,666 2,761
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,879 4,013
NOK - 2,512 2,600
CNY - 3,568 3,665
RUB - - -
NZD 15,085 15,225 15,668
KRW 17.51 - 19.61
EUR 28,975 28,998 30,232
TWD 782.08 - 946.86
MYR 5,702.74 - 6,431.65
SAR - 6,808.75 7,166.68
KWD - 82,429 87,645
XAU - - -
Cập nhật: 22/05/2025 20:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,824 28,940 30,048
GBP 34,226 34,363 35,338
HKD 3,252 3,265 3,370
CHF 30,894 31,018 31,934
JPY 176.59 177.30 184.70
AUD 16,396 16,462 16,992
SGD 19,789 19,868 20,413
THB 773 776 811
CAD 18,403 18,477 18,993
NZD 15,158 15,666
KRW 18.01 19.86
Cập nhật: 22/05/2025 20:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25795 25795 26175
AUD 16347 16447 17014
CAD 18380 18480 19031
CHF 31044 31074 31948
CNY 0 3569.2 0
CZK 0 1125 0
DKK 0 3905 0
EUR 29009 29109 29881
GBP 34341 34391 35494
HKD 0 3270 0
JPY 177.68 178.68 185.19
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6255 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15145 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19748 19878 20599
THB 0 736.3 0
TWD 0 850 0
XAU 11850000 11850000 12050000
XBJ 10000000 10000000 12100000
Cập nhật: 22/05/2025 20:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,790 25,840 26,150
USD20 25,790 25,840 26,150
USD1 25,790 25,840 26,150
AUD 16,455 16,605 17,673
EUR 29,107 29,257 30,433
CAD 18,338 18,438 19,757
SGD 19,830 19,980 20,455
JPY 178.62 180.12 184.77
GBP 34,462 34,612 35,399
XAU 11,878,000 0 12,082,000
CNY 0 3,453 0
THB 0 773 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 22/05/2025 20:45