Phụ huynh “kêu trời” vì loạt ngoại ngữ sắp vào trường học

16:17 | 21/09/2016

726 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Lộ trình của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” đang khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì những đổi mới của Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục con cái họ đánh mất tuổi thơ...  

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, đến nay đã thực hiện được một nửa thời gian nhưng mục tiêu chưa được như mong muốn. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã đưa ra phương án tiến hành, biên soạn sách giáo khoa, phục vụ cho việc dạy và học trong trường phổ thông.

Dự kiến hoạt động sẽ được tiến hành vào năm 2017 tại một số trường.

Thực tế lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có mục tiêu chính là nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng khuyến khích học thêm các ngoại ngữ khác.

Theo lộ trình thì tới đây, chương trình học lớp 3 đến lớp 12 sẽ thí điểm dạy tiếng Trung, tiếng Nga như một loại ngoại ngữ thứ nhất.

phu huynh keu troi vi loat ngoai ngu sap vao truong hoc
Các em học sinh học ngoại ngữ

Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017.

Để thực hiện lộ trình này, Bộ GD&ĐT sẽ sớm thẩm định và ban hành chương trình làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa phù hợp.

Năm học 2016-2017, Bộ GD&ĐT cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM. Gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM).

Sau khi thí điểm hai ngoại ngữ này sẽ lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện để triển khai.

Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học 2016-2017, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM.

Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.

Ngay sau khi thông tin trên các phương tiện truyền thông đã khiến nhiều phụ huynh hoang mang.

Và mặc dù, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song tùy vào tình hình thực tế để khuyến khích sác trường cho học sinh học thêm các loại ngoại ngữ khác… Tuy nhiên, đề án này vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Phụ huynh Hoằng Phương Linh (Cầu Giấy – Hà Nội) cho rằng: "Bộ GD&ĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng về đề án này bởi ở độ tuổi lớp 3, các cháu còn quá nhỏ. Nếu từ bậc Tiểu học, vô hình trung sẽ tạo sức ép cho các cháu, phải học dồn quá nhiều thứ cùng một lúc, tôi chỉ sợ các cháu sớm kiệt sức. Trước nay, đã quá nhiều bất cập trong việc học ở bậc tiểu học khiến như bọn trẻ đang bị đánh cắp tuổi thơ vậy. Bây giờ mà học thêm tiếng Nga, tiếng Trung nữa thì rất tội nghiệp tụi nhỏ quá, lấy đâu thời gian để chơi nữa".

Phụ huynh Phan Thị Hoa (Hải Dương) nói: "Tôi nghĩ việc cần làm trước tiên là chúng ta nên phổ cập tiếng Anh trước, việc này chưa làm được thì không nên tham phổ cập những ngôn ngữ khác. Tôi đề nghị chúng ta chỉ chọn tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng Việt, còn các ngôn ngữ khác là để học sinh tự chọn. Đừng bắt con em chúng tôi phải học nhiều thế".

Huy An

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

Những địa điểm check-in thú vị ở Bình Định

(PetroTimes) - Không chỉ được ưu ái với thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Bình Định còn ghi dấu với loạt câu chuyện lịch sử, văn thơ và nền văn hóa độc đáo...