Obama - Tổng thống “mặt dày” nhất thế giới?

18:20 | 23/10/2013

6,945 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Từ khi vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden tiết lộ những chương trình nghe trộm của chính phủ Mỹ đối với dân Mỹ, chính phủ cũng như người dân nhiều nước trên thế giới đến nay, Tổng thống Obama chưa một lần lên tiếng nhận lỗi và xin lỗi người dân nước mình cũng như các nước khác. Vì sao vậy?

 >> Pháp, Mexico giận dữ đòi Mỹ giải thích về cáo buộc do thám

>> Obama trấn an Tổng thống Pháp về vụ nghe lén

Tổng thống Obama đang chịu nhiều chỉ trích của đồng minh Pháp, Mexico về những tiết lộ do thám mới đây

Vụ Snowden nổ ra cách đây vài tháng lại đang tiếp tục gây sóng gió ngoại giao giữa Mỹ và các nước đồng minh. Điển hình là việc Pháp và Mexico hôm qua đã vô cùng giận dữ sau tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden cho các báo nói rằng tình báo Mỹ đã nghe lén, ăn cắp rất nhiều thông tin của người dân cũng như của chính phủ hai quốc gia đồng minh này.

Và cũng như những lần trước, Mỹ đều lên tiếng trấn an rằng thứ nhất là các báo “đưa thông tin sai”. Không biết đúng sai thế nào, Mỹ cãi bay cãi biến. Hôm qua, đích thân Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ James Clapper đã phản bác những thông tin do tờ Le Monde đăng tải. Theo lời ông Clapper, thông tin (đăng trên Le Monde ngày 21/10) theo đó Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã thu thập hơn 70 triệu dữ liệu điện thoại của dân Pháp là “sai lạc”.

Và cũng như mọi lần trước, Mỹ nói việc nghe lén các nước là nhằm múc đích “ngăn ngừa khủng bố”. Tuyên bố của Nhà Trắng ngày 22/10 khẳng định là “Mỹ rất coi trọng tình hữu nghị lâu đời với Pháp và sẽ tiếp tục hợp tác với Pháp trong lĩnh vực an ninh và tình báo”. Tuy nhiên, theo tiết lộ mới của báo Le Monde thì Mỹ đã đánh cắp rất nhiều dữ liệu về thương mại của Pháp. Như thế không hiểu là chống khủng bố kiểu gì?!-PV.

Và cuối cùng là Mỹ biện hộ rằng thực ra các nước khác cũng cùng một giuộc như Mỹ cả thôi, cùng đi ăn cắp dữ liệu tình báo của nhau, có điều việc làm của Mỹ bị khui ra nên thiên hạ mới biết thế. Ý của Mỹ là “chúng ta hiểu nhau quá mà, sao các bạn lại cứ làm toáng lên thế!”.

Thực ra không làm toáng sao được. Các nước không phải là đồng minh Mỹ thì điều này là đương nhiên, còn các nước đồng minh như Đức, Pháp, Mexico, Anh… thì chính khách của họ cũng buộc phải lên tiếng chứ không dư luận trong nước họ sẽ coi những người họ bầu lên ra cái gì. Không phản ứng mạnh, người dân lại không nghĩ là các chính trị gia của họ đang tiếp tay cho nhưng hành động sai trái của Mỹ hay sao.

Có một điều khó hiểu là Mỹ từ đời nào vẫn luôn rao giảng về giá trị nhân quyền, về quyền tự do cá nhân, hễ ở đâu mất nhân quyền là họ lại thò mũi vào liền, vậy thì tại sao những tiết lộ của chính người của họ (Snowden là cựu nhân viên tình báo Mỹ) về những sai phạm nhân quyền lè lè như thế, họ lại không một lần xin lỗi và thậm chí còn không cho đó là sai phạm.

Những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Snowden cho thấy Mỹ không từ cả đồng minh, chứ đừng nói đến các quốc gia thù địch, hay trung lập khác, trong việc đánh cắp thông tin. Chính công dân Mỹ Snowden từng tuyên bố rằng anh ta tiết lộ mọi thứ là bởi vì anh thấy điều chính phủ Mỹ làm là sai trái, là vi phạm đạo đức, nhân quyền.

Có lẽ những tiết lộ của Snowden chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Những vụ “trộm cắp” thông tin của Mỹ xưa nay nếu mà tiết lộ hết ra thì không biết hàng hà xa số là bao nhiêu.

Nhưng chưa bao giờ chính phủ Mỹ thấy “xấu hổ” về những gì mình làm. Trộm cắp thông tin không trừ một ai, một quốc gia nào nhưng vẫn luôn mồm nói đến tự do, nhân quyền.

Phải chăng có một cách giải thích duy nhất, đó là thói cường quyền xưa nay của Mỹ. Ỉ mạnh muốn làm gì thì làm, người khác sai được chứ mình không bao giờ sai. Và theo ý thức luận, không nhận thấy mình sai thì làm sao biết xin lỗi và xấu hổ!

H.Phan