Mỹ và kế hoạch tuyệt mật: Đánh úp Anh

11:27 | 11/11/2011

1,200 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các chi tiết về một bản kế hoạch tấn công quân sự gây chấn động nhằm quét sạch phần lớn quân đội Anh này lần đầu tiên đã được giải mã.

Trong hơn 200 năm Mỹ và Vương quốc Anh đã chuyển từ tình trạng thù địch thành liên minh vững chắc và liên minh này thường được gọi là một "mối quan hệ đặc biệt”. Tuy nhiên, con đường dẫn tới tình bằng hữu này thật không bằng phẳng và ít ai có thể ngờ rằng theo Kế hoạch chiến tranh Đỏ hay còn gọi là "Đế chế Đỏ”, người Mỹ đã lên kế hoạch tấn công Anh trong năm 1930 bằng các vụ ném bom và vũ khí hóa học.

Bối cảnh lịch sử

Tình trạng thù địch nảy sinh tại Mỹ trong cuộc Cách mạng Mỹ được khơi mào thông qua nhiều cuộc tranh cãi giữa hai quốc gia này trong giai đoạn xảy ra các cuộc chiến tranh Napoleon (1803-1815). Tranh cãi chính nằm ở việc Hải quân Anh đã bắt giữ các ngư dân Mỹ bằng vũ lực song còn có nhiều tranh cãi khác liên quan tới thương mại, chính sách đối với người da đỏ và vấn đề đường biên giới. Nỗi tức giận trong lòng người Mỹ cứ tăng lên dần đến mức dẫn tới cuộc chiến tranh năm 1812, một cuộc chiến được người dân Anh coi chỉ là cuộc chiến nhỏ so với cuộc chiến chống lại Napoleon. Cuộc chiến này đã kết thúc năm 1814 theo Hiệp ước Ghent.

Hiệp ước này không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào mà phía Mỹ muốn, song nó lại tạo ra một khuôn khổ cho mối quan hệ bằng hữu trong tương lai giữa Mỹ và Vương quốc Anh. Trong những thập niên sau đó, hai quốc gia này đã tranh cãi với nhau về đường biên giới Canada, rốt cuộc, nó cũng được giải quyết thông qua thương lượng. Cuộc nội chiến nước Mỹ đã đẩy Mỹ và Anh đến bên bờ của thù địch do các cuộc tấn công do các chiến thuyền của miền Nam thực hiện xuất phát từ các cảng của Anh. Sau cuộc chiến này, Anh đã lên tiếng xin lỗi Mỹ và bồi thường cho những tổn thất lớn mà phía Mỹ phải gánh chịu, một dấu hiệu cho thấy Mỹ đã vươn lên sau cuộc chiến này để trở thành một quốc gia hùng mạnh.

Các hoạt động dịch chuyển quân dạo đầu cho cuộc xâm lược Canada

Tranh chấp về chính sách đối ngoại gần đây nhất giữa Mỹ và Anh xuất hiện năm 1895, liên quan tới yêu cầu của Washington rằng Anh đã khởi kiện ra Tòa án Quốc tế tranh chấp giữa Mỹ và Venezuela về đường biên giới phía tây của Guiana thuộc Anh, khu vực nằm gần mỏ vàng mới được phát hiện. Vì cả Mỹ và Anh đều không muốn gặp phải rắc rối nên tranh cãi này cuối cùng cũng được giải quyết ổn thỏa. Kể từ khi Mỹ đứng về phía Anh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ I, mối quan hệ giữa hai nước này đã trở nên gắn bó tới mức họ thường xuyên hành động hòa hợp với nhau ngay cả trong chiến đấu và ngoại giao. Liên minh của cái mà Thủ tướng Anh Winston Churchill gọi là “dân tộc nói tiếng Anh” trong Cuộc chiến tranh thế giới thứ II vẫn còn tươi rói trong ký ức nhiều người. “Mối quan hệ đặc biệt” này cho thấy vẫn chưa có dấu hiệu suy yếu.

Trong Kế hoạch chiến tranh Đỏ, hay còn gọi là Kế hoạch chiến tranh chiến lược Đại Tây Dương, các nhà chiến lược đã đề ra lý thuyết rằng, sẽ có một cuộc chiến với Vương Quốc Anh. Họ muốn thực hiện điều này vì Anh đã thiết lập liên minh chiến lược với Nhật Bản, Liên minh Anh – Nhật năm 1902, liên minh đã được làm mới và kéo dài cho tới tận Hội nghị Washington 1921-1922 (là hội nghị quốc tế do Mỹ tổ chức để hạn chế cuộc chạy đua vũ trang trong hải quân và xúc tiến các thỏa thuận về an ninh tại khu vực Thái Bình Dương). Những nhà lên kế hoạch của Mỹ cho rằng, sự bành trướng đế quốc của Anh sẽ đẩy nước này vào cuộc xung đột với Mỹ.

Kế hoạch chi tiết

Năm 1930, gần 9 năm trước khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ II, người Mỹ đã đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm loại bỏ tất cả lực lượng bộ binh của Anh ở Canada và Bắc Đại Tây Dương, qua đó phá hủy hoạt động thông thương của Anh và bắt nước này phải quỳ gối quy hàng. Các hoạt động dịch chuyển quân chưa từng có trước đây đã được triển khai với tư cách là màn dạo đầu cho cuộc xâm lược Canada, trong đó sẽ có các cuộc ném bom ồ ạt vào các mục tiêu công nghiệp then chốt và sử dụng vũ khí hóa học đã được vị tướng huyền thoại Douglas MacArthur phê chuẩn.

Các kế hoạch này, được tiết lộ trong bộ phim tài liệu của Channel 5 (kênh 5), là một trong số các kế hoạch quân sự bất ngờ được triển khai nhằm đối phó với một số kẻ thù tiềm tàng, trong đó có khu vực quần đảo Caribbean và Trung Quốc. Đó thậm chí còn là một kế hoạch đối phó với cuộc nổi dậy ngay trong lòng nước Mỹ.

Năm 1930, người Mỹ đã đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm loại bỏ tất cả lực lượng bộ binh của Anh ở Canada và Bắc Đại Tây Dương

Dù rằng rốt cuộc, đã không có cái mà Tổng thống Mỹ Franklin D. Rooservelt miêu tả là Kế hoạch chiến tranh Đỏ mà thay vào đó, hai nước lại trở thành đồng minh vững chắc nhất trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là vẫn có nhiều người trong giới chính trị và quân sự Mỹ cho rằng, một cuộc chiến như trên là có tính khả thi. Trong khi bên ngoài nước Mỹ, cả Churchill và Hitler trong những năm 30 của thế kỷ trước đều cho rằng khả năng đó có thể xảy ra do bất ổn về kinh tế và chính trị.

Năm 1931, Chính phủ Mỹ thậm chí còn cử người hùng vừa thực hiện chuyến bay phá kỷ lục xuyên Đại Tây Dương và được cho là người có cảm tình với Đức quốc xã là Charles. A. Lindbergh ngầm do thám bờ biển phía tây của Vịnh Hudson để điều tra khả năng sử dụng các thủy phi cơ tấn công và tìm kiếm các điểm có sức kháng cự yếu để biến thành các đầu cầu tiềm năng. Bốn năm sau đó, Quốc hội Mỹ chuẩn chi 57 triệu USD để phục vụ hoạt động xây dựng ba sân bay bí mật trên đất Mỹ, gần vùng biên giới với Canada. Họ đã trồng cỏ tại các sân bay này để che giấu các mục đích của mình.

Tất cả các chính phủ tạo nên “bối cảnh tồi tệ nhất” trong các kế hoạch bất ngờ này đều được giữ bí mật. Những tài liệu này được phát hiện nằm im lặng trong Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ ở Washington, D.C – một tài liệu tuyệt mật từng được coi là nhạy cảm nhất trên trái đất. Đó là năm 1930, khi người Mỹ lần đầu tiên phác thảo một kế hoạch tiến hành chiến tranh có tên gọi là “Đế chế Đỏ” – đế chế nguy hiểm nhất của họ. Tuy nhiên, kẻ thù của họ trong cuộc chiến này không phải là Nga hay Nhật Bản hoặc thậm chí là nước Đức quốc xã đang phát triển nhanh chóng mà Kế hoạch chiến tranh Đỏ lại muốn tiến hành cuộc chiến tiêu diệt Anh và các thuộc địa của Anh.

Sau Hiệp định đình chiến năm 1918 và suốt những năm 20, cảm xúc bài Anh mang tính lịch sử từ thế kỷ XIX của người Mỹ tưởng chừng đã lắng xuống lại bùng dậy dữ dội vì khoản nợ mà Mỹ phải gánh do sự can thiệp của họ trong Chiến tranh thế giới lần thứ I lên tới 9 tỉ USD.

Năm 1930, những người có cảm tình với Đức tuần hành về Park Avenue ở New York để cùng tiến hành một cuộc biểu tình ủng hộ Hitler ở Madison Square Garden

Đến những năm 30, Mỹ thấy dấu hiệu phiền toái từ phía những người có cảm tình với Đức tại quê nhà khi họ tuần hành về Park Avenue ở New York để cùng tiến hành một cuộc biểu tình ủng hộ Hitler ở Madison Square Garden. Bên kia Đại Tây Dương, Anh đã có một đế chế hùng mạnh nhất trên thế giới chứ chưa nói gì đến sức mạnh hải quân vô địch của họ.

Thậm chí ngay cả Hitler cũng cho rằng, một cuộc chiến như vậy chắc chắn sẽ xảy ra nhưng thật ngạc nhiên là ông ta lại muốn Anh chiến thắng vì tin rằng đó là kết quả tốt nhất cho người Đức vì Anh khi đó có thể phải hợp lực lại tấn công Mỹ. Tiến sĩ John H. Maurer, thuộc Đại học Hải quân Mỹ, nhận định: “Bạn phải nhớ rằng nước Mỹ được sinh ra từ một cuộc đấu tranh cách mạng chống lại Anh năm 1776”.

Sử dụng các kế hoạch sẵn có cho cuộc chiến này, các chuyên gia quân đội và hải quân thời hiện đại ngày nay giờ đây tin rằng nhiều khả năng một cuộc xung đột như vậy sẽ tạo ra một cuộc chiến hải quân vô cùng lớn ở Bắc Đại Tây Dương với rất ít con số thương vong trên thực tế song kết cục bằng cách Anh dâng Canada cho Mỹ để bảo toàn các tuyến đường kinh doanh huyết mạch.

Kế hoạch 8 màu

Trong những năm 20 và 30, Mỹ đã đặt ra các kế hoạch được mã hóa bằng màu sắc để đối phó với những kẻ địch tiềm tàng. Nhiều trong số các cuộc chiến tranh mô phỏng này đã được các quan chức làm việc trong thời gian đó trình lên Phòng Thông tin quân sự.

Sau một thập niên phát triển thịnh vượng và lạc quan, người Mỹ đã rơi vào thất vọng khi thị trường cổ phiếu trượt dốc vào tháng 10/1929 – đánh dấu sự khởi đầu cho một cuộc Đại suy thoái. Khó khăn về kinh tế cũng như tỉ lệ thất nghiệp cao trong thời gian sau đó đã đánh dấu chấm hết cho số phận cuộc tái tranh cử của Tổng thống Herbert Hoover và Franklin D. Roosevelt đã giành chiến thắng vang dội hồi tháng 3/1933. Ông đã phải đối mặt với nền kinh tế đang trong bờ vực sụp đổ: Các ngân hàng ở 32 bang đã phải đóng cửa và khoảng 17 triệu người bị mất việc. Và thực tế về một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới cũng như nhu cầu cần phải chú ý thêm tới các vấn đề trong nước đã thúc đẩy ý tưởng rằng Mỹ phải tự tránh xa các vấn đề rắc rối ở châu Âu. Tuy nhiên, quan điểm này lại đi ngược với quan điểm của Roosevelt. Ông thấy cần phải để Mỹ tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quốc tế song tình cảm muốn biệt lập vẫn còn cao tại Quốc hội Mỹ.

Những tài liệu tối mật này được phát hiện nằm im lặng trong Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ ở Washington

Năm 1933, Tổng thống Roosevelt đã đề xuất trước Quốc hội một giải pháp, theo đó sẽ trao cho ông quyền được tham vấn các quốc gia khác gây sức ép đối với những kẻ gây hấn trong các cuộc xung đột quốc tế. Dự luật này đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà theo đường lối biệt lập hàng đầu trong Quốc hội. Khi các mối căng thẳng ở châu Âu gia tăng trước sự phát triển của Đức Quốc xã, Quốc hội Mỹ đã đưa ra một bộ Đạo luật trung lập để ngăn Mỹ vướng vào các cuộc xung đột ở bên ngoài. Mặc dù Roosevelt không thích chính sách này song ông vẫn đồng ý vì vẫn còn cần sự ủng hộ của Quốc hội đối với các chương trình cải cách kinh tế xã hội của mình nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.

Đến năm 1937, tình hình ở châu Âu ngày càng trở nên tồi tệ và cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai bắt đầu nổ ra ở châu Á. Trong một bài phát biểu, ông Roosevelt đã so sánh sự hiếu chiến quốc tế như một căn bệnh mà các quốc gia khác phải hợp lực để “cách ly”. Tuy nhiên, người Mỹ vẫn không sẵn sàng đánh cược mạng sống của mình cho nền hòa bình ở nước ngoài – thậm chí khi chiến tranh đã nổ ra ở châu Âu năm 1939. Chỉ đến khi Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng tháng 12/1941 thì mọi việc mới thay đổi.

Trong số các kế hoạch đánh bất ngờ này có:

Màu Cam: Cuộc chiến chống Nhật Bản

Màu Xanh: Cuộc chiến chống Mexico

Màu Tía: Cuộc chiến chống các nước Nam Mỹ

Màu Trắng: Cuộc nổi dậy trong nước

Màu Đen: Cuộc chiến chống Đức

Màu Xám: Cuộc chiến chống các nước Cộng hòa Caribbean

Màu Vàng: Cuộc chiến chống Trung Quốc

Màu Nâu: Philippines

Vân Huy