Mỹ tốn bao nhiêu tiền để “trả thù” vụ 11/9?

15:27 | 11/09/2016

2,844 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 14/9/2001, Tổng thống George W Bush đứng trên đống tro tàn của tòa nhà Trung tâm  thương mại (WTC) tuyên bố: “Kẻ nào phá sập những tòa nhà này sẽ phải trả giá”.
tin nhap 20160911152437
Tổng thống George W Bush đứng trên đống gạch vụn của WTC tuyên bố nước Mỹ sẽ trả thù cho vụ 11/9

Trong suốt 15 năm qua, nước Mỹ đã tiến hành 7 cuộc chiến tranh, trong đó có 3 cuộc chiến kéo dài tới tận ngày nay là Iraq, Afghanistan và Syria, cũng như các chiến dịch ở Pakistan, Lybia, Yemen và Somalia.

Cái giá mà nước Mỹ đi trả thù vụ 11/9 đến nay là khoảng 4,79 nghìn tỉ USD, theo kết quả nghiên cứu mới công bố hồi cuối tuần trước về những chi tiêu cho quân sự, ngoại giao, ngoại viện, an ninh quốc nội và dịch vụ cho cựu chiến binh trong 15 năm qua.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) thì nói rằng “không thể nào xác định chính xác được chi phí là bao nhiêu” cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Nghiên cứu nhắm đến sự quyết tâm của Mỹ trong việc đánh bại khủng bố tại trong nước lẫn ở hải ngoại và nước Mỹ vẫn đang chi ra cho vấn đề này.

Cứ theo đà này thì đến trước năm 2053, nước Mỹ phải chi cho các cuộc chiến tranh lên đến con số 7,9 nghìn tỉ USD.

Con số 4,79 nghìn tỉ USD đến từ sự chi tiêu của Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao cho ngân sách chiến phí khẩn cấp, được biết chính thức như là chiến dịch Hoạt động Bất ngờ ở hải ngoại hay ngân khoản OCO, trị giá 1,74 nghìn tỉ USD tính từ năm 2001.

Ngân sách này tự nó gặp phải những chỉ trích gay gắt.

Ngoài ra, những chi tiêu khác cho các vấn đề như quốc phòng, an ninh quốc nội và cựu chiến binh, nâng tổng số lên thành 3,69 nghìn tỉ USD, với thêm 1.1 nghìn tỉ USD dự phóng cho năm ngân sách kế tiếp.

Hầu hết những ngân khoản OCO này đều đi vào Iraq và Afghanistan, với 805 tỉ và 783 tỉ theo thứ tự cho mỗi nước, và phần còn lại dành cho các hoạt động ở Syria, Pakistan, hoạt động hổn hợp chống khủng bố với Canada mang tên Operation Noble Eagle, cùng các sứ mệnh linh tinh khác.

Các cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn, câu hỏi là liệu các cử tri sẽ có cơ hội để thật sự suy nghĩ về quyết định dấn thân vào xung đột ở nước ngoài của hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu, mỗi người bày tỏ mối quan tâm riêng về việc mở thêm những cuộc phiêu lưu khác ở ngoại quốc.

Và 15 năm sau khi tòa tháp đôi New York đổ sập xuống thành một đống gạch vụn khổng lồ, khoảng 40% những người chết trong cuộc tấn công của khủng bố vẫn chưa chính thức được nhận dạng.

Nh.Thạch

AP, AFP