Khủng hoảng chính trị Brazil: Cuộc đảo chính ngoạn mục (Bài 2)

17:00 | 12/05/2016

2,630 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 17/4/2016, các dân biểu Hạ viện Brazil đã bỏ phiếu thông qua thủ tục phế truất tổng thống. Ngày 12/5, sau khi thượng viện Brazil phê chuẩn thủ tục trên, bà Rousseff bị buộc phải tạm ngừng chức vụ trong vòng 180 ngày, trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng. Câu hỏi đặt ra: Liệu đây có phải là một cú đảo chính như tố cáo của bà và một số lãnh đạo đảng Lao Động cầm quyền? Tổng thống Brazil bị cáo buộc tội gì? Ai sẽ là người hưởng lợi từ vụ việc này?
tin nhap 20160512155531
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha

Sự non nớt đã khiến bà Rousseff bị lợi dụng

Trước các cuộc bỏ phiếu luận tội tại quốc hội, bà Rousseff tuyên bố: “Phản đối tôi, chỉ trích tôi là một phần của nền dân chủ. Nhưng cách chức một tổng thống được bầu lên một cách hợp pháp trong khi người đó không hề phạm một trọng tội nào […] thì không mang tính dân chủ. Đây là một cú đảo chính”.

Stephane Witkowski, chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện nghiên cứu Châu Mỹ Latinh IHEAL, nhận định: “Đây là một cú đảo chính dân sự bởi vì Rousseff đã được bầu lên một cách dân chủ. Người ta chỉ trích bà về một thủ tục quyết toán ngân sách, nhưng đó chỉ là tiểu tiết so với tầm mức của các vụ tham nhũng đang làm chao đảo nghị viện Brazil, liên quan đến tất cả các đảng phái chính trị, kể cả đảng chính trị của phó tổng thống cũng có thể bị liên đới trong tương lai”.

Marilza de Melo-Foucher, phụ trách một trang blog của tờ báo mạng Pháp Mediapart, cho rằng “đây là một phiên xử chính trị không có cơ sở pháp lý, vi hiến (…) Một cú đảo chính nghị viện. Nhưng cú đảo chính này không phải mới được chuẩn bị từ hôm qua, mà đã được tiến hành từ rất lâu”.

Về phần mình, Gaspard Estrada, giám đốc điều hành Đài quan sát chính trị Châu Mỹ Latinh và Vùng Caribe, nhận định vụ việc còn làm nổi rõ sự tranh chấp quyền lực gay gắt giữa bà Rousseff và phó Tổng thống Michel Temer: “Theo tôi, quả thật có rất nhiều câu hỏi cần được đặt ra đối với phán xét mà các dân biểu đưa ra. Trên thực tế, phán xét đó dựa trên việc chỉnh sửa ngân sách, mà điều này không chỉ có riêng mình bà tổng thống sử dụng. Đó chẳng qua chỉ là một động tác hành chính. Và nó trở thành một cái cớ để biến thành một phiên xử mang tính chính trị. (…) Rõ ràng ở đây có nhiều câu hỏi đang được đặt ra cho phán xét này. Có một số thành viên trong Tòa án Tối cao đã lên tiếng thắc mắc về trọng tội trách nhiệm. Về mặt pháp lý, thủ tục phế truất đã dựa vào chính điều khoản này. Nhưng cũng có những thành viên khác lên tiếng cảnh cáo các đồng nghiệp khi biện minh cho thủ tục này. Tôi thì nghĩ là hiện đang có một cuộc tranh luận, tranh cãi thật sự vì quyền lực giữa bà tổng thống và ông phó Temer”.

Lời tố cáo đảo chính của bà Rousseff cũng như một bộ phận người dân Brazil phần nào cũng được củng cố nếu nhìn thẳng vào thực tế đen tối hiện nay của tầng lớp chính trị Brazil. Mà nhân vật điển hình là chủ tịch Hạ viện, ông Ecuardo Cunha, người khởi xướng thủ tục phế truất. Bởi vì bản thân ông cũng như số 60% nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ thủ tục phế truất hôm 17/4 và 12/5 đang là đối tượng điều tra về tội tham nhũng. Riêng ông Cunha, bị cáo buộc tham nhũng và rửa tiền với những khoản tiền rất lớn (ước tính từ 5 cho đến 40 triệu USD).

Đây là chiếc chìa khóa chính trong vụ việc này. Người ta phế truất một vị tổng thống đã phạm các sai lầm trên phương diện chính trị, kinh tế nhưng không phải là người tư lợi cá nhân một cách bất chính… không như là ông Cunha. Không những ông chủ tịch Hạ viện bị Tòa án Tối cao điều tra mà người ta còn chứng minh được là ông ấy có tài khoản cất giấu tại Thụy Sĩ trị giá 5 triệu USD.

Sở dĩ ông Cunha có thể nắm quyền tại Hạ viện vào tháng 2/2105 là hệ quả của một chuỗi các sai lầm chính trị của Rousseff. Khi bà bắt đầu nhiệm kỳ 2, bà đã tiến hành một chiến dịch được cho là liều lĩnh, bà đã xem thường đảng cánh trung PMDB, bà muốn tự khẳng định, đồng thời bà cũng tìm cách giữ khoảng cách với cựu Tổng thống Lula.

tin nhap 20160512155531
Phó tổng thống Michel Temer

Ngoài ông Cunha ra còn phải kể đến ông Michel Temer, phó tổng thống và cũng là người hưởng lợi nhiều nhất trong vụ việc này. Trong trường hợp bà Rousseff bị phế truất xảy ra, cựu lãnh đạo đảng cánh trung PMDB, sẽ là người tạm nắm quyền tổng thống và thành lập một chính phủ mới quá độ.

Mọi việc chưa ngã ngũ nhưng ông Michel Temer, cựu đồng minh của bà Rousseff, đã hành xử như là một tân tổng thống và đang tham vấn về việc thành lập chính phủ sắp tới. Giới quan sát cho rằng nếu ông Temer lên nắm quyền, Brazil có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng và lâu dài. Không những ông Temer không được lòng dân, mà tên tuổi của ông Michel Temer cũng bị vấy bẩn trong tai tiếng tham nhũng tại tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras. Điều này càng làm củng cố thêm niềm tin của những người tin vào giả thuyết đảo chính.

Không những ông chỉ có được 1- 2% ủng hộ trong các thăm dò, mà 60% người dân được hỏi cũng muốn phế truất ông ấy. Như vậy, Brazil sẽ có một vị tổng thống được đa số nghị sĩ ủng hộ, nhưng lại không có được cảm tình của người dân. Nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng. Thất nghiệp tăng gấp đôi chỉ trong vòng có một năm, Suy thoái kinh tế dai dẳng từ năm 2015, người dân Brazil đòi hỏi phải có những đáp trả ngay tức thì trên bình diện kinh tế. Và trong trường hợp chính phủ không có được đa số tuyệt đối để áp đặt các chương trình cải cách thì tình hình sẽ còn khó khăn hơn nhiều.

tin nhap 20160512155531
Người dân ủng hộ bà Rousseff bên ngoài tòa nhà quốc hội hôm 12/5

Brazil sẽ đi về đâu?

Sau cuộc bỏ phiếu phế truất bà Rousseff hôm 12/5, khủng hoảng chính trị sẽ tiếp diễn tại Brazil. Người kế nhiệm là ông Michel Temer cũng sẽ khó mà điều hành đất nước do thiếu tính chính đáng, đó là chưa tính đến việc ông phải thực hiện một loạt các biện pháp mất lòng dân để vực dậy nền kinh tế đất nước.

Trong lịch sử Brazil cũng đã từng xảy ra việc phế trất tổng thống như hiện nay. Năm 1992, Hạ viện bỏ phiếu luận tội Tổng thống Fernando Collor de Mello với cáo trạng nhận hối lộ, nhưng ông Collor đã từ chức trước khi Thượng viện có thể xét xử ông ta, và Phó Tổng thống Itamar Franco lên thay.

Theo Reuters, những động thái mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị của Brazil đã đưa quốc gia này đến bờ vực khủng hoảng. Tuy nhiên đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng của chính phủ mà là một sự suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

tin nhap 20160512155531

Khủng hoảng chính trị tại Brazil: Vì đâu nên nỗi? (Bài 1)

Việc Thượng viện Brazil ngày hôm nay thông qua thủ tục phế truất tạm thời Tổng thống Dilma Rousseff không đồng nghĩa với cuộc khủng hoảng chính trị tại xứ sở Samba sẽ kết thúc.

tin nhap 20160512155531

Tổng thống Dilma Rousseff chính thức bị phế truất

Với 45 phiếu thuận 16 phiếu chống và một phiếu trắng, Thượng viện Brazil vừa thông qua thủ tục phế truất Tổng thống Dilma Rousseff.

Nh.Thạch

Theo AFP. AP, Reuters, CNN