Hoàn thiện và phát huy mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

10:49 | 19/01/2023

|
Sau gần 5 năm thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc đã đạt được một số kết quả quan trọng, khả quan.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam_Ảnh: TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam_Ảnh: TTXVN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, định hướng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trong đó có việc đổi mới mô hình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trước khi thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Ủy ban), các bộ, ngành, địa phương vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa làm đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với đổi mới, hội nhập quốc tế sâu, rộng, thì phương thức này bộc lộ nhiều bất cập, như việc chưa tách bạch giữa ban hành chính sách và quản lý doanh nghiệp dẫn tới tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, chưa tạo môi trường bình đẳng, công bằng đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; việc kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, không kịp thời ngăn chặn dẫn tới nhiều vi phạm tại các doanh nghiệp nhà nước; các bộ, ngành quá tải công việc ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 3-6-2017, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” đề ra các giải pháp khắc phục những bất cập này, gắn với chủ trương tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, địa phương đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp và thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

Ngày 3-2-2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP, “Về thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp” và Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, ngày 29-9-2018, “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. Theo đó, Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trước đây thuộc 5 bộ), với tổng vốn chủ sở hữu chiếm gần 63% và tổng tài sản chiếm gần 65,3% của toàn bộ doanh nghiệp nhà nước trong cả nước.

Sau gần 5 năm thành lập và hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đã thu được một số kết quả:

Thứ nhất, đã tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp của 5 bộ để các bộ tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước; bảo đảm việc ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật kịp thời, hiệu quả và nâng cao chất lượng thực hiện quản lý nhà nước.

Thứ hai, hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động trong 16 ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế. Bước đầu tập trung, thống nhất và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả của cơ quan chuyên trách. Mô hình cơ quan chuyên trách là cơ quan nhà nước bảo đảm được vai trò của Nhà nước trong việc chỉ đạo doanh nghiệp nhà nước vừa bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, vừa thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Cơ bản khắc phục được tình trạng một số công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ, tồn đọng qua nhiều năm, như phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp, quy chế tài chính, phê duyệt báo cáo tài chính, công tác cán bộ, thoái vốn, cổ phần hóa...

Đến nay, Ủy ban đã hoàn thành xử lý hầu hết 259 công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp các bộ còn xử lý dở dang, tồn đọng qua nhiều thời kỳ.

Thứ ba, tiếp nhận và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương; đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo để báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ đề xuất với Bộ Chính trị đồng ý chủ trương: 1- Đưa 5 dự án, doanh nghiệp ra khỏi diện theo dõi của Ban Chỉ đạo, giao doanh nghiệp chủ động xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật (năm 2021); 2- Có 3 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón được cơ cấu nợ vay để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo dòng tiền trả nợ ngân hàng, cung ứng sản phẩm phân bón ra thị trường, tạo việc làm cho người lao động…; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương hướng xử lý đối với các dự án, doanh nghiệp còn lại.

Thứ tư, đề cao nguyên tắc tuân thủ pháp luật và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước; tăng cường giám sát tài chính doanh nghiệp; giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc triển khai các dự án đầu tư lớn, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Nhiều dự án đầu tư được tháo gỡ khó khăn, triển khai thực hiện, điển hình là 10 dự án lớn, quan trọng chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư 259 nghìn tỷ đồng được triển khai thực hiện(1); tháo gỡ khó khăn để tiếp tục thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Kết quả hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty sau 5 năm chuyển về Ủy ban không bị gián đoạn; hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định, hoàn thành kế hoạch hằng năm; tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn, phát triển; tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển thực hiện và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên; tiếp tục thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực, góp phần bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô; góp phần xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế (2).

Hoàn thiện và phát huy mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo các đơn vị điện lực thành viên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên kiểm tra, rà soát, sửa chữa và sẵn sàng các phương án bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cho khách hàng_Ảnh: TTXVN

Những kết quả nêu trên đã khẳng định chủ trương thành lập Ủy ban là đúng đắn và phù hợp với tính chất, đặc điểm, vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước và quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian tới, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban và tập trung thực hiện các nhiệm vụ: 1- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển của doanh nghiệp; 2- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển; bảo toàn, phát triển vốn nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao tại doanh nghiệp; 3- Làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp; 4- Công tác cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp theo quy định. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 nhằm đẩy mạnh phân công, phân cấp cho Ủy ban và các doanh nghiệp được giao quản lý, từ đó, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao./.

---------------------

(1) Dự án Thăm dò khai thác dầu khí 4 lô tại Khu tự trị Nhenhexky - Liên bang Nga; Dự án Nhà máy điện Hòa Bình mở rộng; Dự án Nhà máy điện Ialy mở rộng; Dự án Nhà máy điện Ô Môn IV; Dự án đường dây 500KV Vân Phong; Vĩnh Tân; Dự án khai thác hầm lò dưới mức 150 Mỏ than Mạo Khê; Dự án thành phần 3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự án Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên; Dự án mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài…

(2) Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giao cho công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty đạt được: Tổng doanh thu ước đạt 1.123.334 tỷ đồng (bằng 114% kế hoạch và 133% so với năm 2021); trừ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có lỗ do không được tăng giá điện, tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 39.219 tỷ đồng (bằng 173% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021). Trong đó, 15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước

Theo Tạp chí Cộng sản

“Không nên cứng nhắc, để doanh nghiệp phải trả giá đắt”“Không nên cứng nhắc, để doanh nghiệp phải trả giá đắt”
PVcomBank nỗ lực đảm bảo mục tiêu về lợi nhuận và tăng trưởng trong năm 2023PVcomBank nỗ lực đảm bảo mục tiêu về lợi nhuận và tăng trưởng trong năm 2023
Doanh nghiệp ngành nào sẽ là Doanh nghiệp ngành nào sẽ là "điểm sáng" tăng trưởng năm 2023?

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • novaland-16-8
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 66,750 ▲300K 67,450 ▲300K
AVPL/SJC HCM 66,750 ▲250K 67,350 ▲250K
AVPL/SJC ĐN 66,750 ▲300K 67,450 ▲300K
Nguyên liệu 9999 - HN 54,850 ▲600K 55,050 ▲500K
Nguyên liệu 999 - HN 54,800 ▲600K 55,000 ▲500K
AVPL/SJC Cần Thơ 66,750 ▲300K 67,450 ▲300K
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 54.850 ▲350K 55.950 ▲350K
TPHCM - SJC 66.700 ▲200K 67.350 ▲200K
TPHCM - Hà Nội PNJ 54.850 ▲350K
Hà Nội - 66.700 67.350 ▲200K 23/03/2023 11:28:04 ▲1K
Hà Nội - Đà Nẵng PNJ 54.850 ▲350K
Đà Nẵng - 66.700 67.350 ▲200K 23/03/2023 11:28:04 ▲1K
Đà Nẵng - Miền Tây PNJ 54.850 ▲350K
Cần Thơ - 66.800 67.400 ▲250K 23/03/2023 11:30:58 ▲1K
Cần Thơ - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 54.850 ▲350K
Giá vàng nữ trang - 54.700 55.500 ▲400K 23/03/2023 11:28:04 ▲1K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 40.380 ▲300K 41.780 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 31.220 ▲240K 32.620 ▲240K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 21.840 ▲170K 23.240 ▲170K
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
AJC Mua vào Bán ra
Đồng vàng 99.99 5,490 ▲50K 5,590 ▲50K
Vàng TT, 3A, NT Nghệ An 5,475 ▲50K 5,575 ▲50K
Vàng trang sức 99.99 5,425 ▲50K 5,550 ▲50K
Vàng trang sức 99.9 5,415 ▲50K 5,540 ▲50K
Vàng NL 99.99 5,430 ▲50K
Vàng miếng SJC Thái Bình 6,660 ▲30K 6,740 ▲30K
Vàng miếng SJC Nghệ An 6,630 ▲20K 6,730 ▲20K
Vàng miếng SJC Hà Nội 6,675 ▲25K 6,740 ▲25K
Vàng NT, TT, 3A Hà Nội 5,490 ▲50K 5,590 ▲50K
Vàng NT, TT Thái Bình 5,480 ▲60K 5,580 ▲60K
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L 66,700 ▲250K 67,400 ▲250K
SJC 5c 66,700 ▲250K 67,420 ▲250K
SJC 2c, 1C, 5 phân 66,700 ▲250K 67,430 ▲250K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 54,900 ▲400K 55,900 ▲400K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.5 chỉ 54,900 ▲400K 56,000 ▲400K
Nữ Trang 99.99% 54,750 ▲450K 55,500 ▲400K
Nữ Trang 99% 53,650 ▲396K 54,950 ▲396K
Nữ Trang 68% 35,894 ▲272K 37,894 ▲272K
Nữ Trang 41.7% 21,296 ▲167K 23,296 ▲167K
Cập nhật: 23/03/2023 15:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,429.97 15,585.82 16,087.88
CAD 16,750.79 16,919.99 17,465.02
CHF 25,045.58 25,298.56 26,113.49
CNY 3,374.05 3,408.13 3,518.44
DKK - 3,384.02 3,514.06
EUR 25,009.87 25,262.50 26,410.24
GBP 28,229.12 28,514.26 29,432.78
HKD 2,917.89 2,947.37 3,042.31
INR - 285.28 296.73
JPY 174.87 176.63 185.12
KRW 15.89 17.65 19.36
KWD - 76,654.02 79,728.68
MYR - 5,265.58 5,381.10
NOK - 2,221.39 2,316.00
RUB - 290.75 321.91
SAR - 6,238.85 6,489.10
SEK - 2,251.13 2,347.00
SGD 17,277.76 17,452.29 18,014.46
THB 608.75 676.39 702.38
USD 23,300.00 23,330.00 23,670.00
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,580 15,680 16,230
CAD 16,928 17,028 17,578
CHF 25,219 25,324 26,124
CNY - 3,404 3,514
DKK - 3,394 3,524
EUR #25,242 25,267 26,377
GBP 28,567 28,617 29,577
HKD 2,919 2,934 3,069
JPY 176.27 176.27 184.22
KRW 16.55 17.35 20.15
LAK - 0.7 1.65
NOK - 2,226 2,306
NZD 14,506 14,556 15,073
SEK - 2,246 2,356
SGD 17,271 17,371 17,971
THB 635.76 680.1 703.76
USD #23,307 23,327 23,667
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 23,370 23,370 23,670
USD(1-2-5) 23,150 - -
USD(10-20) 23,323 - -
GBP 28,368 28,540 29,622
HKD 2,933 2,954 3,040
CHF 25,151 25,302 26,109
JPY 175.69 176.75 185.08
THB 652.96 659.56 720.37
AUD 15,506 15,600 16,084
CAD 16,845 16,946 17,477
SGD 17,387 17,492 18,000
SEK - 2,261 2,337
LAK - 1.06 1.48
DKK - 3,394 3,507
NOK - 2,228 2,304
CNY - 3,392 3,505
RUB - 276 355
NZD 14,517 14,605 14,958
KRW 16.45 - 19.28
EUR 25,209 25,278 26,419
TWD 701.29 - 796.84
MYR 4,978.47 - 5,470.68
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 23,330.00 23,360.00 23,690.00
EUR 25,158.00 25,179.00 26,261.00
GBP 28,380.00 28,551.00 29,297.00
HKD 2,938.00 2,950.00 3,048.00
CHF 25,202.00 25,303.00 25,073.00
JPY 176.85 177.56 184.56
AUD 15,435.00 15,497.00 16,112.00
SGD 17,423.00 17,493.00 17,948.00
THB 666.00 669.00 710.00
CAD 16,883.00 16,951.00 17,385.00
NZD 0.00 14,439.00 14,969.00
KRW 0.00 17.41 20.07
Cập nhật: 23/03/2023 15:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 23.360 23.635
CAD 17.041 17.400
GBP 28.818 29.184
CHF 25.519 25.886
JPY 178,29 182,84
AUD 15.684 16.042
EUR 25.500 25.915
Cập nhật: 23/03/2023 15:00