Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân:

Cần hiểu đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện đại

13:23 | 12/06/2025

30,436 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại hành lang Quốc hội, phóng viên PetroTimes đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về những nội dung còn có nhiều ý kiến trái chiều trong dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cần hiểu đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện đại
Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những thay đổi của dự thảo Luật lần này?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Dự thảo Luật lần này có nhiều điểm mới, bám sát thực tiễn điều hành doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc kéo dài trong quản lý vốn đầu tư công tại doanh nghiệp. Tôi đánh giá cao việc Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến từ nhiều phía, cả từ cơ quan quản lý, đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp và giới chuyên gia để đưa vào dự thảo những nội dung mang tính cải cách so với Luật hiện hành năm 2014 (Luật 69).

Đặc biệt, dự thảo phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ giữa Chính phủ, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và cơ quan được giao đại diện chủ sở hữu vốn, với xu hướng thu hẹp sự can thiệp hành chính, trao quyền nhiều hơn, tăng tính tự chủ, minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước. Điều này giúp khắc phục tình trạng thiếu liên thông giữa các khâu trong chu trình đầu tư vốn Nhà nước, nâng cao tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình. Góp phần hạn chế “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý DNNN.

Tuy nhiên, cũng cần tiếp tục rà soát để các quy định không mâu thuẫn với các luật liên quan và đảm bảo tính đồng bộ khi thực thi.

PV: Một điểm mới được nhiều đại biểu và doanh nghiệp quan tâm là cơ chế phân cấp, phân quyền. Theo ông, đây có phải là bước đi hợp lý?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Tôi cho rằng, cơ chế phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật là một bước tiến phù hợp với yêu cầu cải cách DNNN trong nền kinh tế thị trường. Thực tế thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc triển khai dự án, điều chỉnh kế hoạch đầu tư hoặc tăng vốn điều lệ do phải chờ ý kiến từ nhiều cấp, nhiều ngành. Việc phân cấp, phân quyền rõ ràng sẽ giúp rút ngắn quy trình, tăng tính linh hoạt, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNN. Tất nhiên, đi kèm với phân quyền cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ để hạn chế lạm dụng hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện.

Theo tôi, để cơ chế này thực sự phát huy hiệu quả và tránh mặt trái, cần đi kèm hệ thống tiêu chí rõ ràng, kiểm soát chặt chẽ và đồng bộ pháp lý. Phân quyền không chỉ là “trao quyền”, mà là thiết kế một hệ thống quản trị mới: trao quyền - giám sát - trách nhiệm.

PV: Dự thảo quy định đưa Quỹ đầu tư phát triển và thặng dư vốn cổ phần tương ứng với tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ vào nhóm vốn đầu tư trực tiếp của Nhà nước. Theo ông, quy định này có đúng bản chất kinh tế không, vì sao?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Theo khoản 6 Điều 3 của dự thảo Luật, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm cả Quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần và các nguồn hình thành từ lợi nhuận để lại. Về bản chất kinh tế, tôi cho rằng quy định này chưa thực sự hợp lý. Quỹ đầu tư phát triển và thặng dư vốn cổ phần là phần tích lũy từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tức là đã qua khâu tạo ra giá trị gia tăng và được xem là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chứ không phải vốn đầu tư mới từ Nhà nước. Nếu xếp các khoản này vào nhóm vốn đầu tư trực tiếp của Nhà nước sẽ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp bị hạn chế quyền chủ động trong sử dụng vốn của chính mình, dễ tạo ra tư duy “xin - cho”. Bên cạnh đó còn dễ dẫn đến hiểu sai bản chất tài chính, làm sai lệch các phân tích về hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Nếu coi các khoản quỹ và thặng dư là vốn đầu tư của Nhà nước, tổng vốn đầu tư sẽ bị thổi phồng, khiến các chỉ tiêu đánh giá như tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư không phản ánh đúng thực tế. Điều này có thể gây lệch lạc trong đánh giá hiệu quả DNNN, ảnh hưởng đến các quyết định về thoái vốn hay đầu tư thêm.

Gộp các nguồn vốn nội sinh vào vốn Nhà nước đầu tư có thể gây nhầm lẫn quyền quản lý, nhất là với các DNNN có nhiều thành phần sở hữu. Ví dụ, quỹ đầu tư phát triển do doanh nghiệp quản lý, nếu bị coi là vốn Nhà nước, có thể làm phát sinh mâu thuẫn về quyền sử dụng giữa doanh nghiệp và cơ quan chủ quản.

Do đó, cần phân biệt rạch ròi giữ vốn đầu tư trực tiếp của Nhà nước (vốn điều lệ, vốn bổ sung) và các khoản vốn do doanh nghiệp tự tạo ra như quỹ, thặng dư...

Nên tôn trọng quyền tự chủ tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt với quỹ đầu tư phát triển, đây là công cụ quan trọng để doanh nghiệp tự tái đầu tư mà không phụ thuộc thêm vào ngân sách Nhà nước.

Tóm lại, nếu đưa Quỹ đầu tư phát triển và thặng dư vốn cổ phần vào nhóm vốn đầu tư trực tiếp của Nhà nước trong dự thảo Luật có thể không phản ánh đúng bản chất kinh tế của các loại vốn này. Dự thảo cần được rà soát kỹ để đảm bảo tính chính xác, phù hợp với thực tiễn kế toán, quản trị doanh nghiệp và nguyên tắc đầu tư công. Quy định không rõ ràng về bản chất vốn có thể dẫn đến hệ lụy pháp lý, giảm hiệu quả giám sát và làm sai lệch đánh giá hiệu quả của DNNN - một mục tiêu trung tâm của Luật lần này.

PV: Ông nghĩ sao về việc trao quyền chủ động tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp từ các nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, thặng dư vốn cổ phần và nguồn vốn chủ sở hữu khác?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Tôi hoàn toàn ủng hộ. Tăng vốn điều lệ từ các nguồn vốn thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp là điều nên làm, thậm chí cần khuyến khích. Điều này không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh mà không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước hay cần xin ý kiến nhiều cấp. Đây là nguồn vốn không làm thay đổi cơ cấu sở hữu, không làm phát sinh nghĩa vụ tài chính, nên sử dụng để tăng vốn là cách tái cấu trúc vốn lành mạnh. Giúp tăng hệ số an toàn tài chính, nâng cao năng lực tín dụng và khả năng tiếp cận vốn vay.

Việc cho phép doanh nghiệp chủ động tăng vốn điều lệ từ nguồn quỹ đầu tư phát triển, thặng dư cổ phần và các nguồn vốn chủ sở hữu khác là hướng đi tích cực, phù hợp với tinh thần trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tránh rủi ro về minh bạch, sở hữu và hiệu quả sử dụng vốn, cần có cơ chế kiểm soát mềm, phân định rõ quyền - trách nhiệm giữa doanh nghiệp và cơ quan chủ sở hữu.

PV: Dự thảo quy định doanh nghiệp nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ về ngân sách Nhà nước. Quan điểm của ông về quy định này thế nào?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Đây là một quy định gây nhiều tranh cãi, quan điểm của tôi nên bỏ quy định này. Bởi thực tế, phần chênh lệch này là kết quả tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, nên việc yêu cầu nộp về ngân sách là can thiệp mang tính hành chính, đi ngược lại nguyên tắc doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nếu không tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng phần chênh lệch này một cách linh hoạt thì vô hình trung sẽ triệt tiêu động lực tích lũy và tái đầu tư. Doanh nghiệp sẽ không còn động lực giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, vì phần tích lũy vượt vốn điều lệ sẽ bị thu hồi. Điều này đi ngược lại nguyên tắc tài chính thị trường và thông lệ quốc tế, nơi doanh nghiệp có quyền sử dụng phần vốn tự tạo ra để phát triển.

Nếu doanh nghiệp bị thu hồi phần chênh lệch, thì năng lực tài chính thực tế (tính theo vốn chủ sở hữu) sẽ giảm, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn, xếp hạng tín dụng, và quy mô đầu tư.

Vốn điều lệ chỉ là phần cam kết sở hữu ban đầu, không thể là “trần” cho vốn chủ sở hữu. Phần chênh lệch là thành quả của quá trình kinh doanh, không phải vốn cấp dư thừa để hoàn trả.

Nhà nước đang chủ trương trao quyền tự chủ tài chính, gắn với tự chịu trách nhiệm. Việc thu phần chênh lệch sẽ khiến DNNN có xu hướng “ăn hết, chia hết” lợi nhuận, không tích lũy, không đầu tư lâu dài.

Quy định này làm mờ ranh giới giữa quản lý Nhà nước và quản trị doanh nghiệp, khi phần lợi nhuận đã qua thuế và trích quỹ vẫn bị can thiệp. Đặc biệt với DNNN đã cổ phần hóa hoặc có sở hữu hỗn hợp, việc thu hồi phần chênh lệch vốn có thể làm rối loạn quyền lợi giữa các bên sở hữu.

Theo tôi, không nên áp dụng quy định thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu - vốn điều lệ về ngân sách. Thay vào đó, nên khuyến khích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, tăng năng lực tài chính. Bên cạnh đó, cần phân định rõ vai trò của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu và nhà quản lý, tránh can thiệp sâu vào vận hành tài chính nội bộ, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường.

Cần hiểu đúng vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế hiện đại
Cần bổ sung thẩm quyền cho Chính phủ quy định cơ chế tài chính đối với DNNN giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế theo từng thời kỳ/Ảnh minh họa

PV: Tại Điều 35 của dự thảo Luật quy định thẩm quyền của Chính phủ “quy định cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù”. Quan điểm của ông về quy định này thế nào? Có nên bổ sung thẩm quyền của Chính phủ quy định cơ chế tài chính với các DNNN giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế theo từng thời kỳ hay không?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Tôi đánh giá cao tinh thần dự thảo khi đã bước đầu thể chế hóa sự cần thiết phải có cơ chế tài chính riêng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có tính đặc thù cao như quốc phòng, an ninh, năng lượng, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.

Tuy nhiên, theo tôi, cần mở rộng phạm vi quy định tại Điều 35, cho phép Chính phủ ban hành cơ chế tài chính không chỉ với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đặc thù, còn đối với các DNNN giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế theo từng thời kỳ. Bởi trên thực tế, phát triển kinh tế - xã hội luôn biến động, vai trò của DNNN không chỉ giới hạn trong lĩnh vực đặc thù cố định, mà có thể xuất hiện ở các lĩnh vực mới như hạ tầng chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, công nghiệp bán dẫn, logistics chiến lược hoặc các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường trong giai đoạn đặc biệt.

Nếu không có cơ chế tài chính riêng, các DNNN giữ vai trò chiến lược trong từng thời kỳ sẽ khó thực hiện được nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó, đặc biệt là những nhiệm vụ mang tính dẫn dắt, dài hạn, hoặc đầu tư công ích mà khu vực tư nhân chưa thể tham gia.

Việc bổ sung thẩm quyền cho Chính phủ quy định cơ chế tài chính đối với DNNN giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế theo từng thời kỳ là hợp lý, cần thiết và có cơ sở thực tiễn.

Điều này sẽ giúp luật đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời tăng tính linh hoạt trong điều hành mà vẫn đảm bảo nguyên tắc minh bạch và hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước.

PV: Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, quan điểm của ông về vai trò của DNNN và tư nhân trong nền kinh tế hiện đại như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân: Chúng ta đang có sự hiểu chưa đầy đủ khi bàn về vai trò giữa doanh nghiệp tư nhân và DNNN. Vừa qua, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững. Cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân giữ vai trò nòng cốt để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, vươn lên phát triển thịnh vượng. Nhưng điều đó không có nghĩa là DNNN mất đi vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chúng ta cần hiểu đúng: kinh tế nhà nước là trụ cột, là công cụ để Nhà nước thực hiện định hướng chiến lược và DNNN là lực lượng cụ thể hóa vai trò đó.

Không thể có tư duy rằng “cái gì tư nhân làm được thì Nhà nước không cần làm nữa”. DNNN hoạt động bằng vốn ngân sách, khi có lãi thì nộp ngân sách, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội - họ gánh vác những trách nhiệm mà doanh nghiệp tư nhân thường không làm, hoặc không làm nếu không có lợi nhuận.

Doanh nghiệp tư nhân là một lực lượng rất năng động, hiệu quả, nhưng họ phải đảm bảo lợi nhuận. Còn DNNN có lúc phải “gánh vác” vì yêu cầu ổn định thị trường, điều tiết vùng sâu vùng xa, hay đầu tư dài hạn. Cho nên, nếu phân vai rõ ràng, không ai “thắc mắc” ai cả. Tư nhân không nên cho rằng việc Nhà nước dành nguồn lực cho DNNN là không công bằng - vì đó là trách nhiệm và chi phí của Nhà nước.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mạnh Tưởng (Thực hiện)

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • agribank-vay-mua-nha

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 119,300 ▲600K 121,300 ▲600K
AVPL/SJC HCM 119,300 ▲600K 121,300 ▲600K
AVPL/SJC ĐN 119,300 ▲600K 121,300 ▲600K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,880 ▲60K 11,300 ▲60K
Nguyên liệu 999 - HN 10,870 ▲60K 11,290 ▲60K
Cập nhật: 03/07/2025 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
TPHCM - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Hà Nội - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Hà Nội - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Đà Nẵng - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Đà Nẵng - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Miền Tây - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Miền Tây - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.800 ▲300K
Giá vàng nữ trang - SJC 119.300 ▲600K 121.300 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.800 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.800 ▲300K 117.400 ▲400K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.100 ▲200K 116.600 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.980 ▲200K 116.480 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.270 ▲200K 115.770 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 113.030 ▲190K 115.530 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.100 ▲150K 87.600 ▲150K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.860 ▲120K 68.360 ▲120K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.160 ▲90K 48.660 ▲90K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.410 ▲190K 106.910 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.780 ▲130K 71.280 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.440 ▲130K 75.940 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.940 ▲140K 79.440 ▲140K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.380 ▲80K 43.880 ▲80K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.130 ▲70K 38.630 ▲70K
Cập nhật: 03/07/2025 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,270 ▲40K 11,720 ▲40K
Trang sức 99.9 11,260 ▲40K 11,710 ▲40K
NL 99.99 10,865 ▲50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,865 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,480 ▲40K 11,780 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,480 ▲40K 11,780 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,480 ▲40K 11,780 ▲40K
Miếng SJC Thái Bình 11,930 ▲60K 12,130 ▲60K
Miếng SJC Nghệ An 11,930 ▲60K 12,130 ▲60K
Miếng SJC Hà Nội 11,930 ▲60K 12,130 ▲60K
Cập nhật: 03/07/2025 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16688 16958 17540
CAD 18737 19015 19635
CHF 32406 32789 33445
CNY 0 3570 3690
EUR 30257 30531 31563
GBP 34982 35376 36306
HKD 0 3207 3409
JPY 175 179 185
KRW 0 18 20
NZD 0 15592 16182
SGD 20035 20318 20843
THB 724 787 840
USD (1,2) 25937 0 0
USD (5,10,20) 25977 0 0
USD (50,100) 26006 26040 26345
Cập nhật: 03/07/2025 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 26,006 26,006 26,345
USD(1-2-5) 24,966 - -
USD(10-20) 24,966 - -
GBP 35,294 35,390 36,250
HKD 3,277 3,287 3,383
CHF 32,707 32,808 33,606
JPY 178.72 179.04 186.43
THB 772.07 781.61 836.03
AUD 16,946 17,007 17,467
CAD 18,944 19,005 19,549
SGD 20,186 20,249 20,913
SEK - 2,702 2,795
LAK - 0.93 1.29
DKK - 4,070 4,207
NOK - 2,555 2,642
CNY - 3,607 3,702
RUB - - -
NZD 15,554 15,699 16,143
KRW 17.78 18.54 20.01
EUR 30,459 30,483 31,695
TWD 819.62 - 991.44
MYR 5,798.38 - 6,536.74
SAR - 6,865.54 7,219.9
KWD - 83,536 88,742
XAU - - -
Cập nhật: 03/07/2025 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,990 26,000 26,340
EUR 30,297 30,419 31,549
GBP 35,093 35,234 36,229
HKD 3,269 3,282 3,387
CHF 32,480 32,610 33,546
JPY 178.05 178.77 186.23
AUD 16,876 16,944 17,487
SGD 20,207 20,288 20,843
THB 787 790 826
CAD 18,926 19,002 19,536
NZD 15,673 16,183
KRW 18.49 20.32
Cập nhật: 03/07/2025 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 26020 26020 26345
AUD 16876 16976 17549
CAD 18925 19025 19579
CHF 32674 32704 33579
CNY 0 3623 0
CZK 0 1190 0
DKK 0 4120 0
EUR 30550 30650 31425
GBP 35290 35340 36453
HKD 0 3330 0
JPY 178.56 179.56 186.07
KHR 0 6.267 0
KRW 0 18.8 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6400 0
NOK 0 2590 0
NZD 0 15713 0
PHP 0 438 0
SEK 0 2760 0
SGD 20201 20331 21052
THB 0 754.5 0
TWD 0 900 0
XAU 11600000 11600000 12100000
XBJ 10800000 10800000 12100000
Cập nhật: 03/07/2025 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 26,025 26,075 26,320
USD20 26,025 26,075 26,320
USD1 26,025 26,075 26,320
AUD 16,918 17,068 18,137
EUR 30,597 30,747 31,965
CAD 18,865 18,965 20,282
SGD 20,290 20,440 20,909
JPY 179.19 180.69 185.3
GBP 35,359 35,509 36,290
XAU 11,928,000 0 12,132,000
CNY 0 3,507 0
THB 0 790 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 03/07/2025 17:00