Doanh nghiệp muốn hưởng gói ưu đãi do ảnh hưởng dịch Covid-19 phải "nhanh chân"
Một kết quả khảo sát nhanh của VCCI tiến hành hồi cuối tháng 4 - đầu tháng 5/2020 về thực trạng của cộng đồng DN cho thấy, 55% DN cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý III, 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Đáng chú ý, có khoảng 19% số DN trả lời là chưa có giải pháp gì để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.
Các DN cũng đồng thời đề xuất một số kiến nghị lên Chính phủ, chủ yếu tập trung nhiều nhất vào giải pháp giảm thuế, chậm nộp thuế và bảo hiểm xã hội, hỗ trợ vay vốn ưu đãi, giảm lãi suất các khoản vay, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ.
![]() |
Doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19 cần nộp hồ sơ xin ưu đãi sớm |
Nhằm tìm giải pháp giúp DN ứng phó với khó khăn, mới đây, tại hội thảo “Giải pháp tài chính nhằm giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp thời Covid-19”, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã giới thiệu và hướng dẫn các DN cách thức thực hiện kê khai gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; cập nhật văn bản mới có hiệu lực năm 2020, tuy nhiên cũng chưa chia sẻ và giải đáp nhiều vướng mắc về thuế.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, để hưởng được các gói ưu đãi, điều tối quan trọng là DN phải hoàn tất thủ tục và gửi cơ quan tiếp nhận chậm nhất là vào ngày 30/7. Đây là thời hạn cuối để cơ quan xem xét giải quyết quyền lợi cho DN. Còn nếu có thắc mắc DN mình có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi hay không thì DN cứ nên hoàn tất thủ tục trước thời điểm này, cơ quan chức năng sẽ trả lời sau khi tiếp nhận và xem xét, bởi nếu chậm trễ thì cho dù có thuộc đối tượng cũng không được xét duyệt…
Tính từ đầu tháng 2/2020 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố các gói tín dụng, các biện pháp hỗ trợ DN. Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, 23 tổ chức tín dụng bước đầu ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 14,2% tổng dư nợ.
Trong khi đó, đã có trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng được hỗ trợ thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng. Hiện, giải pháp mà DN thực hiện phổ biến là cắt giảm lao động (gần 39%), tiếp theo là cắt giảm chi phí (21%), tạm dừng kinh doanh (4%) và cho nhân viên nghỉ không lương (khoảng 4%).
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 13/5: Một số ngân hàng được nới room ngoại lên 49%
-
Tin tức kinh tế ngày 27/3: Việt Nam dự kiến giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng
-
Đề xuất giảm thuế TNDN với cơ quan báo chí xuống mức 10%
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật quan trọng
-
Tin tức kinh tế ngày 28/2: Dự báo giá cước vận tải biển nội địa ở mức cao
-
Tin tức kinh tế ngày 16/5: Nhiều ngân hàng được phê duyệt tăng vốn điều lệ
-
Cần cơ chế hậu kiểm đủ mạnh để phát triển bền vững kinh tế tư nhân
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 16/5: Xu hướng chậm lại trong các dự án năng lượng tái tạo
-
4 tháng đầu năm, tiêu thụ xăng dầu tăng gần 6%
-
Khởi công phân khu 35ha The Grand Ho Tram: Cú hích mới cho bất động sản du lịch Việt Nam