Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giải cứu nền kinh tế phải được cụ thể hóa để dễ triển khai

20:19 | 15/05/2020

1,145 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các chính sách cơ chế giải cứu doanh nghiệp của Chính phủ vì dịch Covid-19 phải cụ thể, rõ ràng để cấp dưới dễ triển khai. Còn nếu chỉ chung chung thì bên dưới không dám thực hiện vì sợ trách nhiệm, thậm chí là sợ bị hình sự hóa.    
cac chinh sach ho tro doanh nghiep giai cuu nen kinh te phai duoc cu the hoa de de trien khaiThống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Ngành ngân hàng sẽ cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế
cac chinh sach ho tro doanh nghiep giai cuu nen kinh te phai duoc cu the hoa de de trien khaiCần chính sách rõ ràng và có cơ sở pháp lý để bảo vệ thị trường nội địa
cac chinh sach ho tro doanh nghiep giai cuu nen kinh te phai duoc cu the hoa de de trien khaiHỗ trợ doanh nghiệp vẫn cần sự trợ lực của chính sách tài khóa

Chính sách chỉ chung chung

Đây là ý kiến của chuyên gia Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước tại Tọa đàm: “Làm gì để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19” diễn ra hôm nay ngày 15/5 tại Hà Nội.

Trước khi đặt vấn đề cụ thể về việc cụ thể hóa các chính sách giải cứu doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Phạm Xuân Hòe khẩn thiết công tác triển khai các giải pháp hồi phục nền kinh tế cũng phải quyết liệt như tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Bởi tất cả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nếu chỉ nói và nói thì ông Phạm Xuân Hòe cho rằng sẽ không hiệu quả.

cac chinh sach ho tro doanh nghiep giai cuu nen kinh te phai duoc cu the hoa de de trien khai
Chuyêng gia ngân hàng Phạm Xuân Hòe: "Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giải cứu nền kinh tế phải được cụ thể hóa để dễ triển khai"

Hiện nay, có 3 gói hỗ trợ chính, thứ nhất là gói ngân sách 62 nghìn tỷ đồng, trong đó dành 16 nghìn tỷ đồng cho vay với tỷ lãi suất bằng 0 để cứu công nhân, người lao động. Thứ hai là giãn bảo hiểm và giãn thuế. Thứ ba là gói cơ cấu lại nợ từ phía ngân hàng. Chỉ có 3 gói đó thôi nhưng theo ông Hòe vấn đề là làm thế nào để phân biệt được doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng 10% - 30%, hay 30-50% và 50-80% và trên 80% để từ đó lấy làm cơ sở đưa ra mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

“Hiện nay, cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của ta cứ chung chung nên dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cần cứu thì không được cứu, doanh nghiệp không đáng cứu thì được cứu, thậm chí doanh nghiệp có thể được hưởng cả gói hỗ trợ trong khi có doanh nghiệp thì chẳng được hưởng gói nào, “chết vẫn hoàn chết”, ông Hòe nói. Bởi vậy, ông Hòe đặc biệt nhấn mạnh một lần nữa vào vấn đề chính sách phải hết sức cụ thể và Thủ tướng Chính phủ cũng phải chỉ đạo thật quyết liệt, đặc biệt Nghị quyết sau cuộc gặp của Thủ tướng với doanh nghiệp vừa rồi cũng phải chi tiết để dễ dàng triển khai các giải pháp.

Ông Hòe nhận định: “Các chính sách, nghị quyết của chúng ta thường khái quá và vĩ mô quá. Mà vĩ mô thì được hiểu theo nhiều cách. Tôi lấy ví dụ như Chỉ thị giãn cách xã hội hay còn gọi là cách ly xã hội của Thủ tướng, mỗi tỉnh hiểu một kiểu cho nên mới dẫn đến có địa phương “ngăn sông, cấm chợ”. Do đó cách chính sách phải cụ thể”.

Cần thành lập "tổ đặc nhiệm"

cac chinh sach ho tro doanh nghiep giai cuu nen kinh te phai duoc cu the hoa de de trien khai
Nhiều ngân hàng thương mại không dám triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp vì sợ bị trách nhiệm do chính sách không cụ thể

Và để thực hiện hiệu quả các gói giải cứu nền kinh tế, theo ông Hòe phải thành lập “tổ đặc nhiệm” chuyên trách về giải cứu nền kinh tế. Tổ đặc nhiệm này phải được tổ chức từ ở cấp Thủ tướng cho đến các chính quyền địa phương với nhiệm vụ xác thực các tất cả các thông tin về doanh nghiệp. Và mọi thông tin của doanh nghiệp đều phải cập nhật trên mạng qua “một cửa” theo mẫu kê khai mà Chính phủ đề ra để trên cơ sở đó lựa chọn hình thức hỗ trợ họ.

Còn nếu không như hiện nay, thực tế, dù rất muốn nhưng những cơ quan thực hiện nhiệm vụ không dám triển khai do sợ trách nhiệm và sợ bị hình sự hóa. Ông Hòe cho hay: “Có nhiều ngân hàng thương mại không phải là không muốn hợp tác giải cứu doanh nghiệp. Mà lý do họ không dám thực hiện các gói hỗ trợ là vì hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, ai là người xác thực, không biết đúng - sai ra sao. Họ nghĩ đến “hậu” của việc triển khai đó liệu có bị trách nhiệm, hình sự hóa hay không do chính sách không cụ thể. Trong khi câu chuyện hình sự hóa ở ta còn rất nặng nề”.

“Cho nên cần thành lập “tổ đặc nhiệm” để thực hiện nhiệm vụ xác thực này đồng thời triển khai gói hỗ trợ đúng đối tượng, hiệu quả.”, ông Hòe nhấn mạnh lại.

Tú Anh