Doanh nghiệp FDI lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 9/2020, cả nước có 10,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 200 nghìn tỷ đồng.
Trong tháng, cả nước còn có hơn 4.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng có hơn 4.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
![]() |
Doanh nghiệp FDI lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm |
Tính chung 9 tháng, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 1.500 tỷ đồng. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng có 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Đáng chú ý, trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm trước; 27,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%, trong đó có 10,7 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 1,4%; 192 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 15,7%.
Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác; kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác; vận tải, kho bãi...
Tổng cục Thống kê cho biết, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2020 cho thấy: Có 32,2% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2020 tốt hơn quý II/2020; 31,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 35,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.
Dự kiến quý IV/2020 so với quý III/2020, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 19% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lạc quan nhất với 82,8% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2020 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2020; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước lần lượt là 81,7% và 80,2%.
Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III/2020, có 54,1% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 51,6% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 35% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 29,4% số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 26,5% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu; hai yếu tố không tuyển được lao động theo yêu cầu và lãi suất vay vốn cao đều được 23,9% doanh nghiệp lựa chọn; 20,1% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu cao; 19,3% số doanh nghiệp cho rằng thiết bị công nghệ lạc hậu; chỉ có 6,4% doanh nghiệp cho rằng không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay; 2,5% doanh nghiệp cho rằng thiếu năng lượng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về khối lượng sản xuất, có 36% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III/2020 tăng so với quý II/2020; 30% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 34% số doanh nghiệp cho rằng ổn định. Xu hướng quý IV/2020 so với quý III/2020, có 45,9% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 17,5% số doanh nghiệp dự báo giảm và 36,6% số doanh nghiệp dự báo ổn định.
Về đơn đặt hàng, có 30,9% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý III/2020 cao hơn quý II/2020; 30,6% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm và 38,5% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định. Xu hướng quý IV/2020 so với quý III/2020, có 43,2% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng; 17,7% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 39,1% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý III/2020 so với quý II/2020, có 26,5% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 32,6% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm và 40,9% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định. Xu hướng quý IV/2020 so với quý III/2020, có 35,6% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 20,4% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 44% số doanh nghiệp dự kiến ổn định.
Đức Minh
-
Doanh thu 19 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
34,7% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn trong quý III/2024
-
3 yếu tố cốt lõi để Việt Nam giữ nhịp độ thu hút FDI
-
Thêm góc nhìn để hỗ trợ doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam và hợp tác với BIDV
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng