Đằng sau vụ mưu sát V.I Lênin năm 1918

06:21 | 05/05/2019

8,617 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cuối tháng 8, năm 1918, lãnh tụ của chính quyền Xô Viết V.I Lênin suýt qua đời trong một vụ mưu sát được chuẩn bị công phu. Cơ quan An ninh của Liên Xô khi đó đã tiến hành điều tra và khẳng định đây là một âm mưu do Chính phủ Anh dàn dựng nhằm lật đổ chính quyền Bolshevik.

Ngược lại, phía Anh cũng như kẻ chủ mưu trong cuộc mưu sát cho tới nay vẫn một mực chối bỏ mọi cáo buộc. Tuy nhiên, những chứng cứ mới xuất hiện đã hé lộ phần sự thật còn khuất lấp của nghi án vốn đã kéo dài suốt nhiều năm qua này…

Đầu năm 1918, những ngày tháng cuối cùng của Thế chiến thứ nhất, chính phủ Bolshevik mới được thành lập ở Nga đã thương thuyết với Đức một hiệp ước hòa bình và cam kết rút khỏi chiến tranh. Điều này khiến cho London không hài lòng bởi nếu như điều đó xảy ra sẽ giúp quân Đức có điều kiện nghỉ ngơi sau khi phải đánh trên cả hai mặt trận.

dang sau vu muu sat vi lenin nam 1918
Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.

Anh đã tìm mọi cách kéo người Nga trở lại với phe Đồng minh và tiếp tục cuộc chiến. Tuy nhiên, tháng 3-1918, Liên Xô đã ký hiệp ước Brest-Litovsk với Đức để rút khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất lớn. Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt hy vọng của Anh giữ chân người Nga ở lại phe đồng minh. Đó cũng là một thời điểm mà một âm mưu ám sát và lật đổ đen tối bắt đầu.

Vụ mưu sát bất thành

Ngày 30-8-1918, Thị ủy thành phố Matxcova mời Lênin tới tham dự buổi diễn giảng tại quận Basmanny, Matxcova vào lúc 6.30 chiều. Trong lịch trình ngày hôm đó, sau khi diễn giảng tại Basmanny, Lênin sẽ còn một buổi giảng tương tự tại một nhà máy khác trong thành phố.

Vì vậy, sau khi kết thúc buổi diễn giảng tại Basmanny, Lênin lên xe tới nhà máy để chuẩn bị cho buổi diễn giảng thứ hai. Cả ngày hôm đó, Lênin chỉ đi cùng người lái xe tên Gil của mình và hoàn toàn không có bảo vệ.

Khi xe tới nhà máy, Lênin xuống xe, vội vã tiến vào hội trường để chuẩn bị cho buổi diễn giảng thứ hai. Chiếc xe hơi chở Lênin quay đầu đỗ cách cánh cổng nhà máy chỉ khoảng 10 bước chân đợi Lênin trở ra.

Khi chiếc xe vừa đỗ lại, một người phụ nữ tay cầm một chiếc túi xách nhỏ đi từ phía trong ra hỏi Gil, Gil nổi tiếng của Lênin: “Ồ, đồng chí Lênin đã tới rồi à!”.

Gil nói: “Tôi không biết là ai tới”. Người phụ nữ cười: “Anh là lái xe lại không biết đưa ai tới sao?”. Gil vẫn bình tĩnh: “Tôi làm sao biết được? Đây là một người đến diễn giảng. Người ngồi loại xe này cũng không ít, tôi lại không thể hỏi thăm”. Người phụ nữ mất hứng bèn lảng đi rồi biến mất.

Một tiếng sau, từ trong hội trường đoàn người lũ lượt túa ra. Buổi diễn giảng đã kết thúc. Gil khởi động xe sẵn sàng rời đi. Khi Lênin chỉ còn cách chiếc xe vài bước chân thì một nhóm phụ nữ tiến lại gần và hỏi Lênin một vài vấn đề về cung ứng và vận chuyển lương thực.

Cuộc nói chuyện chỉ kéo dài khoảng chừng 2-3 phút nhưng cũng đủ để Lênin bị một đoàn người vây lại xung quanh. Chiếc xe Gil đã khởi động sẵn lại được tắt đi để Lênin tiếp tục cuộc nói chuyện.

Cuộc nói chuyện kết thúc, Lênin tiến lên vài bước và chuẩn bị lên chiếc xe đang đợi sẵn. Khi một chân Lênin đã đặt lên cửa xe thì người phụ nữ lạ mặt đột ngột xuất hiện ở phía trước xe bắn liên tiếp 3 phát đạn về phía Lênin.

dang sau vu muu sat vi lenin nam 1918

Người phụ nữ đã ám sát Lênin

Vị lãnh tụ của Chính quyền Xô Viết trúng đạn ngã xuống, đám đông ồn ào hỗn loạn. Người phụ nữ lạ mặt định tiến đến gần Lênin. Tuy nhiên, nghe thấy tiếng súng, Gil vội vàng nhảy xuống xe hét lớn: “Không được tới gần, nếu không tôi nổ súng”. Vừa nói, Gil vừa rút khẩu súng giấu sẵn trong người ra.

Người phụ nữ lạ mặt cùng tên đồng bọn liền bỏ chạy. Vì sợ bắn nhầm vào người dân đang náo loạn, Gil không bắn mà chỉ đuổi theo. Tuy nhiên, chạy được vài bước, ông đột nhiên nghĩ tới Lênin đang bị thương và chỉ có một mình, ngay lập tức ông quay trở lại.

Tuy nhiên, người phụ nữ lạ mặt thì không chạy thoát. Một đám trẻ chơi gần cửa nhà máy vừa đuổi theo người phụ nữ vừa hô to: “Bắt lấy cô ta! Bắt lấy cô ta!”. Những người công nhân nhà máy nghe thấy vậy ngay lập tức vây bắt và tóm gọn người phụ nữ lạ mặt.

Khi Gil quay trở lại chỗ chiếc xe, ông thấy người lãnh tụ của mình sắc mặt nhợt nhạt, song vẫn còn tỉnh táo. Gil cùng một số công nhân nhà máy lập tức khiêng Lênin đặt lên xe.

Một số người đề nghị đưa Lênin tới bệnh viện để băng bó vết thương song Gil nhất định không đồng ý dừng lại ở bất cứ nơi nào vì sợ rằng những kẻ ám sát khác đã chờ sẵn ở đó. Khi đó, Lênin cũng thì thầm trong cơn đau: “Đi về nhà! Đi về nhà…”.

Lãnh tụ Lê Nin Sau khi chẩn đoán, các bác sỹ đã xác định, Lênin trúng hai viên đạn, một viên trúng khuỷu tay, gây ra gẫy xương còn một viên khác đi từ lưng, xuyên vào phổi khiến mất máu rất nhiều, máu chảy vào khoang ngực.

dang sau vu muu sat vi lenin nam 1918
Các tổ chức ám sát tại Nga

Các bác sĩ tạm thời băng cánh tay bị gãy của Lênin, đồng thời tiến hành theo dõi chặt chẽ hoạt động của tim. Tuy nhiên, các bác sĩ chữa trị cho Lênin đều thống nhất rằng, tạm thời chưa nên tiến hành phẫu thuật gắp 2 viên đạn ra khỏi người Lênin vì việc đó quá nguy hiểm.

Dưới sự chữa trị khẩn trương và kịp thời của các bác sĩ, một tuần sau đó, sức khỏe của Lênin đã có dấu hiệu hồi phục. Vị lãnh tụ của chính quyền Xô Viết đã lại có thể đọc báo và nghe báo cáo tình hình, dù bác sỹ đã khuyên ông phải thực sự nghỉ ngơi tỉnh dưỡng.

Nửa tháng sau đó, vào ngày 16-9, sức khỏe của Lênin đã bình phục. Các bác sĩ đã đồng ý để vị lãnh tụ bắt đầu làm việc trở lại. Tuy nhiên, cũng từ thời điểm đó, sức khỏe của Lênin bắt đầu suy giảm dần. Và nhiều người cho rằng, vụ ám sát hụt này chính là nguyên nhân dẫn tới những cơn đột quỵ của Lênin sau này.

(còn tiếp)

Hòa Thu