Đằng sau vụ mưu sát V.I Lênin năm 1918 (Phần 2)

13:00 | 05/05/2019

5,915 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ai là kẻ chủ mưu trong vụ ám sát vị lãnh tụ của nước Nga Xô-viết, đó là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn sau khi vụ ám sát xảy ra. Vào thời điểm lúc bấy giờ, chính quyền Xô-viết mới vừa thành lập, các thế lực chống đối vẫn ẩn nấp khắp nơi và hoạt động rất mạnh mẽ.

Sự thật về kẻ chủ mưu

Không ít trong số chúng muốn tìm cách ám sát Lênin và những lãnh đạo cao cấp của chính quyền Xô-viết. Tuy nhiên, khám phá của cơ quan An ninh Nga lúc bấy giờ về kẻ chủ mưu đứng sau toàn bộ sự việc đã khiến nhiều người phải bất ngờ.

dang sau vu muu sat vi lenin nam 1918 phan 2
Lenin diễn thuyết trước đám đông

Sau khi thẩm tra Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, người phụ nữ trực tiếp thực hiện hành vi ám sát vị lãnh tụ của chính quyền Xô-viết, cơ quan An ninh của Nga đã lần ra được một cái tên khá bất ngờ: Robert Bruce Lockhart.

Tiến hành theo dõi điều tra nhân vật bí ẩn này, người ta đã khám phá ra những bí mật khủng khiếp hơn nhiều so với một vụ ám sát đơn thuần của các phần tử chống đối.

Lockhart là một đặc phái viên được Chính phủ Anh gửi tới Nga để thực hiện nhiệm vụ kéo người Nga trở lại với quân Đồng minh vào đầu năm 1918 khi có thông tin chính quyền Xô-viết đang thương thuyết với Đức về một hiệp ước hòa bình nhằm rút khỏi chiến tranh.

Bản thân Lockhart được mô tả như một nhân vật đầy cá tính. Y mê rượu chát, say phụ nữ và ham thể thao, ngoài ra, Lockhart còn luôn tự hào với khả năng uyên bác của mình, ví như y có thể cùng một lúc đọc tới 5 cuốn sách khác nhau.

Với trọng trách được giao phó, đầu tiên Lockhart có vẻ có được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, mọi chuyện bỗng sụp đổ khi Liên Xô ký hiệp ước Brest-Litovsk với Đức vào 3-3-1918. Hiệp ước này đã chấm dứt hoàn toàn hy vọng kéo người Nga quay lại với phe đồng minh của Chính phủ Anh.

Đến thời điểm này, Lockhart có vẻ như hết vai trò trong chiến dịch, tuy nhiên, anh ta dường như không muốn bỏ cuộc. Ngay sau đó, Lockhart chuyển hướng sang mục tiêu lật đổ chính quyền Bolshevik, thay bằng một chính phủ sẵn sàng đánh Đức.

Các tư liệu còn lưu lại chứng mình rằng, vào tháng 6-1918, Lockhart đã yêu cầu London gửi tiền để thành lập một tổ chức chống đối Bonlshevik ở Matxcova.

Trong lá thư có đề hai chữ “khẩn cấp” mà Bộ Ngoại giao gửi cho Bộ Tài chính, người ta thấy rõ sự đồng tình của Bộ Ngoại giao với yêu cầu của Lockhart: “Đã đến lúc phải có hành động cần thiết này, và tôi yêu cầu ngài sang Ủy ban Quý tộc để duyệt cho ngân khoản mà ông Lockhart có thể nhận được cho mục đích đó”.

Vào cuối tháng 5 năm đó, Chính phủ Anh đã quyết định gửi một đạo quân nhỏ tới Archangel, miền Bắc nước Nga. Nhiệm vụ chính thức của số binh sỹ này là bảo vệ hàng ngàn tấn vũ khí và máy móc mà Anh cung cấp cho người Nga khỏi rơi vào tay quân Đức.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiệm vụ này, người Anh còn lên một kế hoạch tỉ mỉ để số binh lính Anh này vận động 20.000 lính người Latvia vốn có nhiệm vụ canh gác điện Kremlin, thuyết phục họ quay lại chống những người Bolshevik đang cầm quyền.

Cũng trong mùa hè năm 1918, sau khi có một cuộc gặp gỡ bí mật với một phần tử phản đối chính quyền Xô-viết có tên là Svinkov, Lockhart gửi một điện tín về London nói: "Kế hoạch của Savinkov là làm sao với sự can thiệp của đồng minh, các nhân vật lãnh đạo của Bolshevik sẽ lần lượt bị ám sát và thiết lập lại chế độ độc tài quân sự".

dang sau vu muu sat vi lenin nam 1918 phan 2
Hình ảnh Lenin ngã xuống sau khi bị bắn

Điều đáng lưu ý là trong bức điện này còn lưu lại một đoạn ghi chú và chữ ký của Lord Curzon, thành viên của nội các Anh lúc bấy giờ. Nội dung đoạn ghi chú viết: “Kế hoạch của Savinkov quá táo tợn, song nếu như thành công sẽ rất hữu hiệu. Tuy nhiên, chúng ta phải tuyệt đối giữ bí mật cho tới khi quân Đồng minh đồng ý hỗ trợ mới có thể hành động”.

Lockhart và Sidney Reilly

Lúc này ở Matxcova, Lockhart bắt tay với một nhân vật cũng đầy bí ẩn. Đó là Sidney Reilly, một thương gia Nga hào nhoáng mới gia nhập hàng ngũ gián điệp làm việc cho Anh.

Đã có thời gian, vì lý do nào đó, ông này từng đổi tên thành Rosenbloom. Reilly còn được gọi là “Vua gián điệp” và rất được biết tiếng với phong cách khoa trương, ưa mạo hiểm. Chính Reilly đã cùng hợp tác với Lockhart để dàn dựng cuộc mưu sát bất thành đối với vị lãnh tụ của chính quyền Xô-viết.

Vài giờ sau khi có được lời khai của Fanya Kaplan, cơ quan An ninh của chính quyền Bolshevik đã bắt được Lockhart và đưa về thẩm vấn ngay tại điện Kremlin. Reilly may mắn trốn thoát khỏi nhưng sau đó đã bị bắn chết khi quay trở về Nga vào năm 1925.

Với những cáo buộc về tội mưu sát lãnh tụ Lênin và chống chính quyền Bolshevik, Lockhart đã bị kết án tử hình. Tuy nhiên, theo hồ sơ của cơ quan An ninh Nga, Lockhart chỉ thú nhận ông ta chỉ tham dự một phần trong vụ mưu sát do London dàn dựng để sát hại Lênin và lật đổ chính quyền cách mạng mà thôi.

Cho tới đầu tháng 10-1918, hơn một tháng sau khi diễn ra vụ ám sát, với những nỗ lực dàn xếp từ phía Anh, Lockhart đã được thả sau khi được đổi mạng với người đại diện của Nga tại London có tên Maksim Maksimovich Litvinov.

Dựa trên lời khai của Lockhart trong thời gian bị giam giữ cũng như kết quả của quá trình điều tra, Liên Xô cáo buộc Chính phủ Anh đã đứng sau dàn xếp vụ ám sát vị lãnh tụ của họ.

(Còn tiếp)

Hòa Thu