“Bong bóng” GameStop: Rủi ro đến từ nền kinh tế?

10:53 | 01/02/2021

208 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chủ tịch Fed đã bác bỏ quan điểm rằng lãi suất siêu thấp của Fed và việc mua trái phiếu lớn đang tạo ra bong bóng tài sản, chẳng hạn như bong bóng hình thành trong GameStop...
Cổ phiếu GameStop không phải sự lựa chọn cho các nhà đầu tư nghiêm túc.
Cổ phiếu GameStop không phải sự lựa chọn cho các nhà đầu tư nghiêm túc

GameStop - Sản phẩm bán khống

Cổ phiếu của GameStop (GME), có trụ sở tại Grapevine, Texas, cùng với các cổ phiếu bị bán khống khác, tăng vọt một lần nữa vào thứ Sáu, sau khi Robinhood, nền tảng phổ biến nhất cho các nhà đầu tư bán lẻ, cho biết họ đã tiếp tục giao dịch hạn chế các chứng khoán bị hạn chế trước đó.

Tăng trưởng giá của GameStop trong tuần qua lên hơn 400% và trong tháng này là hơn 1.600% khi một đội quân các nhà đầu tư bán lẻ, tham gia lẫn nhau thông qua các nền tảng truyền thông xã hội đã quyết định mua các vị thế bán khống của quỹ đầu cơ, tạo ra các đợt ép giá ngắn gây thiệt hại cho các quỹ nắm giữ.

Cổ phiếu GME đóng cửa cuối tuần qua ở 325 USD/cp với vốn hóa thị trường là 22,66 tỷ USD. Ai cũng đoán được cách hoạt động mua bán điên cuồng này sẽ kết thúc, nên rõ ràng GameStop không phải là cổ phiếu mà các nhà đầu tư nghiêm túc nên cân nhắc tham gia.

Cổ phiếu GameStop tăng thẳng đứng
Cổ phiếu GameStop tăng thẳng đứng trong những ngày qua.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích CTKC Yuanta Việt Nam nhìn nhận, qua câu chuyện GameStop của Phố Wall, có thể thấy đây là việc phản ánh rõ nét về bức tranh Zero sum game. Nếu như ngày xưa, các quỹ tổ chức thường hay phân tích hành vi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để nhận định diễn biến thị trường và từ đó đưa ra chiến lược hành động cho danh mục, họ luôn cho mình là người chiến thắng với đám đông.

Ở Mỹ, hoạt động bán khống rất thịnh hành vì bản chất của TTCK là đi lên thì bằng thang bộ mà khi đi xuống thì lại rơi bằng thang máy cho nên hoạt động bán khống luôn mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất cho các quỹ đầu cơ từ xưa đến nay, thậm chí các hoạt động bán khống còn gây ra tình cảnh điêu đứng cho các doanh nghiệp niêm yết, gây ra các hiện tượng giải chấp cổ phiếu ở các ngân hàng lớn.

Rõ ràng, năm 2020 là năm chứng minh được sức mạnh của nhỏ lẻ. “Tôi cho rằng Tesla, GameStop hay AMC chỉ là sự kiện phản ánh cho hiện tượng giọt nước tràn ly của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nếu đứng một mình thì có lẽ sức mạnh nhỏ lẻ không là gì, nhưng nếu liên kết lại thì đúng là sức mạnh này ghê gớm rất nhiều. Và nếu nhỏ lẻ chiến thắng thì viễn cảnh của các quỹ đầu tư trong thời gian tới sẽ như thế nào?” – ông Minh chia sẻ.

Nhưng, ở góc độ thận trọng, cuộc chiến này sẽ luôn có bài học trả giá và có thể là rất đắt, hậu quả thế nào thì không cần dự đoán, tôi luôn theo chiến lược là đi theo chân cá mập” – ông Nguyễn Thế Minh khẳng định.

Fed, “bong bóng” tài chính và môi trường lãi suất thấp

Việc tăng quá nóng của GME khiến nhiều chuyên gia cho rằng một “bong bóng” nữa trên thị trường đã xuất hiện và khiến họ nhớ tới “bong bóng” dotcom năm 2000 hoặc bong bóng bất động sản Mỹ mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính 2008, cả hai đều được thúc đẩy bởi các giả định về tăng trưởng kinh tế trên diện rộng.

Một số nhà phân tích đã nhanh chóng chỉ ra rằng Cục Dữ trự liên bang (Fed) đã tạo điều kiện cho sự biến động bằng chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dàng và việc mua trái phiếu hàng tháng ồ ạt đã khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng, đặc biệt là kể từ khi COVID-19 làm tê liệt tăng trưởng.

Steen Jakobsen, Giám đốc đầu tư của Saxo Group, cho biết chính sách dễ dàng của Fed đã kìm hãm các điều kiện tài chính đến mức thị trường hiện là “thị trường cá cược”.

Các nhà kinh tế học nhìn mọi thứ hơi khác một chút. Họ nói rằng không phải Fed đang tạo ra môi trường cho bong bóng -mà là chính nền kinh tế. Mặc dù bức tranh phức tạp đến từ nguyên do đại dịch, nhưng họ cho rằng nền kinh tế Mỹ và phần lớn các nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị mắc kẹt trong môi trường lãi suất thấp vĩnh viễn do lượng tiết kiệm vượt quá mức đầu tư, được gọi là “trì trệ thế tục”.

Trong môi trường lãi suất thấp này, nhiều công ty tài chính và nhà đầu tư Mỹ vẫn đang tìm kiếm lợi nhuận từ 6% -8%. Điều này dẫn đến các giao dịch “tìm kiếm lợi nhuận” trên thị trường tài chính.

Cựu Chủ tịch Fed Frederick Mishkin cho biết mọi người đánh giá quá cao mức độ quan tâm của Ngân hàng trung ương Mỹ đối với thị trường chứng khoán.

Trên thực tế, Fed theo dõi sát sao hơn, nơi chênh lệch giữa trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và trái phiếu doanh nghiệp hiện đã hẹp hơn so với trước khi bắt đầu đại dịch.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang ông Jerome Powell
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang ông Jerome Powell

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang ông Jerome Powell đã bác bỏ quan điểm rằng lãi suất siêu thấp của Fed và việc mua trái phiếu lớn đang tạo ra bong bóng tài sản, chẳng hạn như bong bóng dường như hình thành trong GameStop đã làm điên đảo thị trường và công chúng nói chung.

Tôi nghĩ rằng mối liên hệ giữa lãi suất thấp và giá trị tài sản có lẽ không chặt chẽ như mọi người nghĩ vì nhiều yếu tố khác nhau đang thúc đẩy giá tài sản tại bất kỳ thời điểm nào”, ông Powell nói.

Ông Powell cho biết việc thay đổi chính sách tiền tệ để ngăn chặn bong bóng sẽ không phải là lựa chọn đầu tiên của ông.

Nếu bạn tăng lãi suất và do đó thắt chặt các điều kiện tài chính và giảm hoạt động kinh tế để giải quyết bong bóng tài sản và những thứ tương tự, liệu điều đó có giúp ích được gì không? Nó thực sự sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn... ” - Chủ tịch Fed nói. Chúng tôi sẽ dựa vào thông tin bảo mật vĩ mô và các công cụ khác để giải quyết các vấn đề về ổn định tài chính” - ông Powel khẳng định.

Theo enternews.vn