Arập Xê út dọa sẽ dìm chết Iran bằng dầu

22:51 | 17/04/2016

5,399 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cuộc họp giữa các nước trong và ngoài OPEC diễn ra tại Doha mà không có Iran tham dự. Các nước này muốn đóng băng sản lượng dầu bơm vào thị trường nhưng Iran nói họ vừa trở lại sân chơi không thể làm thế. Arập Xê út “lên máu” dọa tăng sản lượng dầu lên 12,5 triệu thùng/ngày để đẩy giá dầu tiếp tục xuống thấp, từ đó khiến Iran thua thiệt.
tin nhap 20160417224535
Phó Hoàng thái tử Arập Xê út Mohammed bin Salman cho biết có thể tăng 1 triệu thùng dầu một ngày nếu muốn

Cuộc đua của các ông lớn đang khiến các nước xuất khẩu dầu nhỏ khóc dở mếu dở vì giá dầu thấp.

Hồi năm 2013, nếu Arập Xê út, đứng đầu OPEC, mà chấp nhận hạ sản lượng dầu thì giá dầu không xuống thấp như hôm nay. Đằng này, Ryad muốn dìm chết các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ nên thay vì giảm sản lượng, nước này tiếp tục giữ nguyên lượng dầu bơm vào thị trường. Hậu quả là dầu từ khoảng 100USD/thùng vào cuối năm 2013 nay chỉ còn trên dưới 40USD, thậm chí có lúc còn xuống dưới 30USD.

Trước cuộc họp tại Doha hôm 17/4 giữa các nước trong và ngoài OPEC bàn về việc các bên cùng nhau giữ nguyên sản lượng khai thác dầu để đẩy giá dầu lên, Iran ẫm ờ không cho biết có tham dự hay không. Đến đúng ngày diễn ra hội nghị, nước này không cử ai đến khiến cuộc họp bị trì hoãn mãi đến tận chiều 17/4 mới bắt đầu và còn khẳng định sẽ không tham gia cùng với Arập Xê út đóng băng sản lượng dầu.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh hôm 16/4 cho biết "Chúng tôi [Iran] đã nói với một số nước thành viên OPEC và ngoài OPEC, kể cả Nga, rằng họ sẽ phải chấp nhận thực tế là Iran đang quay lại thị trường dầu mỏ".

Arập Xê út chủ xướng việc đóng băng lượng dầu bơm vào thị trường đã cay cú với quyết định của Iran. Trước đó Ryad tuyên bố Arập Xê út sẽ chỉ hạn chế sản lượng nếu các nước sản xuất chủ chốt khác, kể cả Iran, đồng ý hành động tương tự.

tin nhap 20160417224535
Sản lượng dầu của Arập Xê út

Tối 17/4, trong giờ giải lao của cuộc họp tại Doha, Phó Hoàng thái tử Arập Xê út Mohammed bin Salman cho Bloomberg biết rằng, nước này có thể tăng sản lượng dầu thô thêm hơn một triệu thùng một ngày ngay lập tức nếu “muốn”. “Chúng tôi có thể tăng sản lượng từ 11,5 triệu thùng một ngày ngay lập tức đến 12,5 triệu trong sáu đến chín tháng nếu chúng tôi muốn"- ông Mohammed bin Salman khẳng định.

Ông cũng nói thêm rằng: "Tôi không cho rằng chúng ta nên sản xuất nhiều hơn, nhưng chúng tôi có thể sản xuất nhiều hơn. Chúng tôi có thể sản xuất 20 triệu thùng dầu mỗi ngày nếu chúng tôi đầu tư vào năng lực sản xuất, nhưng chúng ta không thể sản xuất hơn 20 triệu thùng vì như vậy giá dầu sẽ rẻ như cho".

Những lời đe dọa của Arập Xê út có nguy cơ kéo giá dầu đi xuống và đe dọa tới kết quả của cuộc họp tại Doha.

Hồi tháng trước, Nga và Arập Xê út đã đồng thuận sẽ đóng băng mức sản lượng của tháng 1/2016, tức là chỉ bơm vào thị trường lượng dầu như tháng 1 và không tăng cho đến tháng 10/2016. Nhờ đó giá dầu đã tăng từ 30USD lên gần 50USD vào tuần trước.

tin nhap 20160417224535

OPEC hoãn cuộc họp tại Doha

Cuộc họp giữa các nước trong và ngoài OPEC dự kiến diễn ra hôm nay tại Doha, Qatar, đã phải hoãn lại do Iran không cử bất cứ ai tới tham dự.

tin nhap 20160417224535

Giá dầu trước giờ G

Giá dầu ngày 16/4 tiếp tục giảm ngày thứ 3 liên tiếp do thông tin về kết quả cuộc họp của các nước trong và ngoài nhóm OPEC sẽ diễn ra hôm nay tại Doha. Tuy nhiên, tính cả tuần qua thì giá dầu tăng 2%.

tin nhap 20160417224535

Bi kịch giá dầu và những nạn nhân (Kỳ 4)

Ai cũng nghĩ sự bùng nổ dầu, khí đốt khai thác từ đá phiến của Mỹ là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cung dầu toàn cầu thừa mứa, làm sụt giá dầu. Và hầu như ai cũng nghĩ nước Mỹ ở thế được hưởng lợi nhiều nhất và cười khẩy nhìn các đối thủ của họ sống dở, chết dở trong tấn bi kịch chưa có hồi kết này. Nhưng thực tế có đúng như vậy không?  

tin nhap 20160417224535

Thế giới mất trắng 315 tỷ USD vì giá dầu giảm

Kể từ sau khi giá dầu bắt giảm vào tháng 11/2014 đến nay, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã phải móc hầu bao 315 tỷ USD từ kho dự trữ ngoại tệ quốc gia để bù cho nguồn thu mất đi do giá dầu giảm.

Nh.Thạch

Bloomberg