Thư bạn đọc

Đào tạo trẻ và V-League phải chuyên nghiệp là 2 vấn đề cốt yếu

11:22 | 22/10/2015

831 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
PetroTimes đã đón nhận rất nhiều các bài viết mang tính xây dựng hiến kế cho bóng đá Việt Nam, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của độc giả gửi từ email [email protected]. Bài viết này tập trung vào các bước đi để cho bóng đá Việt Nam thực sự trở nên chuyên nghiệp.
tin nhap 20151022103112
Cần phải có thêm nhiều học viện HAGL JMG nữa

Ý kiến về Đại phẫu bóng đá Việt Nam

1. Ký kết hợp đồng hợp tác với một tổ chức (Liên đoàn Bóng Đá, CLB) thuộc các nền bóng đá tiên tiến, đặc biệt là Đức, Pháp và Nhật (Đức và Nhật rất khoa học, còn Pháp thì nổi tiếng về đào tạo) với yêu cầu:

- Thực hiện dự án khảo sát và nghiên cứu thể chất người Việt Nam, cầu thủ Việt Nam để đưa ra quy chuẩn đào tạo chuyên nghiệp phù hợp nhất gồm giáo trình, quy trình tập luyện kỹ thuật, rèn thể lực, dinh dưỡng, tâm lý... cho cầu thủ trẻ từ khi bắt đầu học chơi bóng (thiếu niên). Đây sẽ là quy chuẩn để các học viện, trung tâm huấn luyện áp dụng một cách bắt buộc để đổi lại hỗ trợ (trình bày sau) hoặc không bắt buộc (nhưng nếu học viện, trung tâm không theo quy chuẩn thì sẽ không có hỗ trợ và không được cấp chứng nhận).

- Tư vấn Xây dựng mô hình học viện, trung tâm đào tạo, CLB nào cũng cần phải có một trung tâm đào tạo trẻ kiểu HAGL JMG hoặc ít nhất cũng phải như trung tâm đào tạo trẻ của Viettel.

- Cung cấp cho LĐBĐ chuyên gia làm Giám đốc kỹ thuật quản lý dự án trên và xây dựng chương trình cho liên đoàn bóng đá về sau.

- Tư vấn xây dựng hệ thống các giải đấu kể cả nghiệp dư, hệ thống bóng đá học đường.

Không nên ký hợp đồng với cá nhân là các chuyên gia làm GĐKT vì mối ràng buộc rất lỏng lẻo, khó kiểm soát. Không nên hợp tác kiểu viện trợ, giúp đỡ vì của cho thì không chất lượng.

Giải pháp đưa ra cần theo lộ trình giai đoạn:

I. Lộ trình đầu tiên cần phải thực hiện theo 2 giai đoạn

1.Giai đọan đầu là phải lập ra được một quy trình phù hợp với điều kiện hiện có của VIỆT NAM nhưng phải theo định hướng mô hình của các nền bóng đá tiên tiến (Đức, Nhật, Hàn Quốc...);

2. Sau khi đã định hướng được mục tiêu phải hướng tới. Giai đoạn 2 sẽ là áp dụng hoàn toàn mô hình của các nền bóng đá tiên tiến. Theo ý kiến cá nhân của tôi thì nên theo mô hình của CHLB Đức, hoặc chí ít cũng phải như Nhật Bản.

II. V-League bắt buộc phải chuyên nghiệp thực sự, các CLB phải là công ty độc lập, tự lo tài chính, tự nuôi mình... có trung tâm đào tạo trẻ đúng quy chuẩn (để đổi lại hỗ trợ từ liên đoàn) có vậy bóng đá mới hướng tới khán giả, mới trong sạch (nếu không sạch thì lấy đâu ra khán giả nuôi CLB?). Cho phép lộ trình chuyển đổi 3-5 năm. Giải đấu có mạnh thì ĐTQG mới mạnh.

III. Thiết kế lại mô hình cơ sở hạ tầng, hậu cần phục vụ bóng đá (sân bãi, y tế...) cũng theo 2 giai đoạn như ở mục 1.

Bây giờ tất cả chúng ta từ VFF, doanh nhân, người hâm mộ… đều cãi nhau về việc sa thải ông HLV này, thuê ông HLV kia, tập huấn... cái đó thì đúng như HLV Alfred Riedl đã nói từ xưa, đấy là việc "xây nhà từ nóc", mà “cái nhà”- bóng đá Việt Nam thì hiện tại tình trạng giống như tập thể D4 Giảng Võ, Hà Nội đã xập xệ lắm lắm rồi.

*Quý vị độc giả nếu có ý kiến đóng góp để làm vực dậy nền bóng đá Việt Nam xin gửi thư về Tòa soạn Báo PetroTimes theo địa chỉ: [email protected].

tin nhap 20151022103112 Muốn 'Hội nghị Diên Hồng' thành công, lãnh đạo VFF phải nghỉ hết
tin nhap 20151022103112 Xin các nhà chính trị, doanh nhân hãy 'tha' cho bóng đá!
tin nhap 20151022103112 Viết cho những nhà vô địch 'bình dị'
tin nhap 20151022103112 HLV Lê Thụy Hải: Quan chức VFF không có tầm!
tin nhap 20151022103112 Không muốn làm 'quan bóng đá' vì sợ thành bù nhìn!
tin nhap 20151022103112 Ông Đặng Gia Mẫn: Bóng đá Việt Nam tụt hậu quá rồi...
tin nhap 20151022103112 Các HLV ngoại đã 'ngán ngẩm' nói về bóng đá Việt Nam như thế nào?

Gladiatore