Xin các nhà chính trị, doanh nhân hãy 'tha' cho bóng đá! 3

13:49 | 20/10/2015

3,579 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Xin hãy cứ làm tốt việc vốn của mình, bóng đá và người hâm mộ rất cần sự nhiệt tình, niềm đam mê của các vị, nhưng, theo một cách nào đó văn minh, đích thực hơn.
xin cac nha chinh tri doanh nhan hay tha cho bong da HLV Lê Thụy Hải: Quan chức VFF không có tầm!
xin cac nha chinh tri doanh nhan hay tha cho bong da Thư tòa soạn: Hãy cùng PetroTimes góp ý xây dựng bóng đá Việt Nam
xin cac nha chinh tri doanh nhan hay tha cho bong da
Ông Lê Hùng Dũng (bên phải) trong ngày nhậm chức Chủ tịch VFF.

Mặc dù trong điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không có từ nào nói rằng đây là tổ chức "chính trị - xã hội" nhưng thực tế thì yếu tố chính trị có vẻ như đang ăn sâu vào bóng đá và làm cho môn "thể thao vua" phát triển chậm lại.

Thực chất thì trong nhiều năm qua, các Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), đều xuất thân từ dân làm chính trị hoặc doanh nhân, làm "tay ngang", rất hiếm có người xuất thân từ bóng đá.

Đời chủ tịch đầu tiên là 2 quan chức của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao (Tổng cục TDTT), ông Trịnh Ngọc Chữ (1989-1991), Dương Nghiệp Chí (1991-1993). Đến Đại hội ban chấp hành nhiệm kỳ 2, Chủ tịch VFF là Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt Đoàn Văn Xê – một người vốn không có chuyên môn bóng đá.

Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 3 là ông Mai Văn Muôn (Phó tổng cục trưởng rồi Phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT).

Ngay sau đó là ông Hồ Đức Việt (2001-2003) – một chính trị gia thực thụ. Ông Việt khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Ông Việt là người mê bóng đá, được mời giữ chức vụ này trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng để lại khá nhiều dấu ấn tốt đẹp.

Nhiệm kỳ chủ tịch VFF tiếp theo là nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện,  Thứ Trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực.

Tiếp quản ghế nóng sau đó là ông Nguyễn Trọng Hỷ, vốn là Phó Chủ nhiệm Ủy ban TDTT.

Sau khi mãn nhiệm, trước Đại hội ban chấp hành VFF nhiệm kỳ 7, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã giới thiệu, mời nhiều gương mặt nổi bật để làm tân Chủ tịch VFF.

Điều đáng nói trong danh sách đề cử này có cả những chính trị gia nổi tiếng như Trưởng ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lê Khánh Hải.

Thêm vào đó là các doanh nhân như “ông bầu” Đoàn Nguyên Đức của Hoàng Anh Gia Lai, "bầu" Đỗ Quang Hiển của HN.T&T, hay chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Võ Quốc Thắng...

Ông Nguyễn Bá Thanh từ chối tham gia vì quá bận và ông cho biết mình chỉ là người “yêu bóng đá” chứ không giỏi “làm bóng đá”.

Những ứng viên khác đều lần lượt rút lui vào phút cuối vì nhiều lý do khác nhau. Và cuộc chạy đua vào chức Chủ tịch VFF diễn ra chủ yếu giữa Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng vốn giỏi làm kinh tế và Phó chủ tịch VFF Phạm Văn Tuấn vốn là người của Tổng cục TDTT.

Kết quả là ông Lê Hùng Dũng – ông chủ ngân hàng Eximbank thắng cuộc.

xin cac nha chinh tri doanh nhan hay tha cho bong da
Cố trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã từng lịch sự từ chối ghế Chủ tịch VFF để làm một người hâm mộ bóng đá bình thường. Ông nói: "Tôi chỉ là người yêu bóng đá". Trong ảnh: Ông Nguyễn Bá Thanh tham gia trận đấu bóng đá từ thiện ở Đà Nẵng.

Điểm xuyên suốt các đời lãnh đạo của VFF để thấy, những người đứng đầu của tổ chức này chưa có ai là “dân thể thao” “dân cầu thủ” thực thụ. Đa số họ là người làm chính trị, người của cơ quan quản lý nhà nước và gần đây là các doanh nhân.

Có thể họ nhiệt tình, họ tâm huyết, họ có tâm với bóng đá nước nhà nhưng có điều mà họ không bao giờ có được là đó là chưa bao giờ làm... cầu thủ bóng đá. Không làm cầu thủ thì không thể hiểu hết được cầu thủ và cũng khó nắm bắt được cuộc sống, tâm lý và không thể có dòng máu bóng đá chảy cuồn cuộn.

Vậy nên mới có chuyện người của “thể thao vua” mà cả đời không biết bộ quần áo thể thao là gì, ra sân động viên cầu thủ thì diện comple, cà vạt, đi giày tây bóng loáng như đi họp.

Chưa kể để vóc dáng bề ngoài thì lắm chủ tịch bụng to hơn người, chưa bước đã thở hổn hển. Những hình ảnh đó trông rất trái ngược, nếu không nói là phản cảm với một môn thể thao đích thực và mạnh mẽ như bóng đá.

Rồi chuyện Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn (vốn là người của Tổng cục TDTT) giữ 14 chức, ngồi một lúc 14 ghế cũng gây ra sự khó hiểu cho người hâm mộ.

Vậy nên, bóng đá Việt Nam muốn thay đổi, phải làm mới chính chiếc ghế Chủ tịch VFF.

Hãy để những con người của bóng đá “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” được làm nghề, được sống với đam mê của họ. Chúng ta tin, họ sẽ làm những điều tốt đẹp cho chính niềm đam mê của mình và đem lại niềm vui cho người hâm mộ.

Còn những người làm chính trị, các doanh nhân, xin đừng tham quyền, đừng tham ghế chủ tịch VFF.

Xin hãy cứ làm tốt việc vốn của mình, bóng đá và người hâm mộ rất cần sự nhiệt tình và niềm đam mê của các vị, nhưng, theo một cách nào đó văn minh, đích thực hơn.

xin cac nha chinh tri doanh nhan hay tha cho bong da HLV Lê Thụy Hải: Quan chức VFF không có tầm!
xin cac nha chinh tri doanh nhan hay tha cho bong da Thư tòa soạn: Hãy cùng PetroTimes góp ý xây dựng bóng đá Việt Nam

H.C.T