Xu hướng phát triển của ngành năng lượng thế giới

08:29 | 26/04/2018

2,032 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngành năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng then chốt và cơ bản của một quốc gia cũng như của nền kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất hiện nay chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng bao gồm công nghiệp dầu mỏ, điện lực và than. Ngành năng lượng được coi là động lực cho sự phát triển kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự phát triển của ngành công nghiệp thế giới kéo theo sự bứt phá về quy mô của các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.  

Khoảng 50 năm trở lại đây, tỷ trọng tiêu thụ than, khí, dầu mỏ đã tăng với quy mô cực lớn với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông có sử dụng năng lượng hóa thạch chưa kể hàng hàng không hàng năm vận chuyển hàng trăm triệu lượt hành khách trên toàn thế giới. Mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người tăng mạnh trên nhiều quốc gia, song có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia – Các nước đang phát triển và các nước phát triển.

Theo báo cáo mới nhất của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA – International Energy Agency) – ngành năng lượng thế giới vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng và ổn định ít nhất trong 50 năm nữa nhưng cơ cấu sử dụng các nguồn năng lược như than, khí đốt, nguyên tử, dầu mỏ sẽ thay đổi đáng kể. Một số xu hướng phát triển của ngành năng lượng thế giới được tóm tắt theo 4 điểm sau đây:

1. Các nền kinh tế lớn đang và vẫn sẽ là các nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất kể cả Mỹ

Mặc dù là cái nôi của ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới kể từ cuối thế kỷ 19 với nhiều phát hiện các mỏ dầu lớn tại các vùng đất dầu như Cleveland, Texas, Pennsylvania… nhưng với sự phát triển mạnh mẽ về ngành công nghiệp ôtô, các phương tiện giao thông công cộng, công nghiệp luyện kim hay quân sự - Mỹ đang là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

2. Các vụ xung đột tại các vùng đất chứa nhiều mỏ dầu sẽ tiếp tục diễn ra

Từ khủng khoảng dầu mỏ 1973 – 1974, cuộc chiến Yom Kippour 1973, Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến tranh Syria... Đều có liên quan đến việc gây ảnh hưởng hoặc chiến lĩnh các vùng đất có nhiều tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Các rủi ro địa chính trị vẫn ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Tranh chấp Biển Đông, vị phạm chủ quyền tại các vùng giáp ranh các bể trầm tích Việt Nam cũng là một trong những ví dụ cho thấy mâu thuẫn lợi ích cũng như các hoạt động gây ảnh hưởng tại các vùng kinh tế sẽ vẫn là chủ đề nóng trong nhiều thập kỷ tiếp theo.

3. Tiềm năng trong tương lai gần gắn liền với khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt

Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng nhiều vào nửa sau thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, 26% năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỉ 80 gắn liền với sự phát triển của ngành giao thông, công nghiệp hoá chất, đặc biệt là hoá dầu. Bước sang đầu thế kỉ XXI, vai trò của dầu mỏ bắt đầu giảm do có nhiều nguyên nhân: xung đột và khủng hoảng về dầu lửa giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu, ô nhiễm môi trường do khai thác, sử dụng và vận chuyển dầu gây ra (nước, không khí, biển...), mức khai thác quá lớn dẫn đến việc các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã và đang áp dụng các biện pháp khai thác, tàng trữ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này.

4. Than đá vẫn là sẽ là nguồn năng lượng được tiếp tục sử dụng trong thế kỷ tới

Theo Viện năng lượng thế giới (IEA) than đá là nguồn năng lượng hoá thạch, có thể phục hồi nhưng rất chậm. Than được biết từ rất sớm và cho đến nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Tỷ trọng của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng nhanh vào những năm cuối thế kỉ XIX (44% năm 1880 lên 58% năm 1900), đạt cực đại vào đầu thế kỉ XX (68% năm 1920) gắn liền với những thay đổi về quy trình của công nghiệp luyện kim (thay thế than củi bằng than cốc), sự ra đời của máy hơi nước và việc sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. Từ nửa sau thế kỉ XX, tỷ trọng của than trong cơ cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh một phần do việc khai thác và sử dụng than gây suy thoái và ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí). Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn năng lượng này vẫn tiếp tục được áp dụng trong nhiều năm tới mặc dù quy mô có giảm đi.

PSI