THẾ GIỚI 24H: Trung Quốc “kêu trời rằng oan”

06:00 | 27/07/2015

6,430 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trung Quốc mới lên tiếng kêu gọi các nước không nên “suy diễn quá mức” cuộc tập trận quân sự của nước này ở Biển Đông, sau khi vấp phải phản đối của nhiều nước, đồng thời tố cáo ngược lại là chính nước khác đã làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng.
THẾ GIỚI 24H: Trung Quốc “kêu trời rằng oan”
Chiến hạm Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông

Ngày 20/7, Trung Quốc thông báo một cuộc tập trận trên Biển Đông kéo dài 10 ngày với quy mô lớn. Sau khi vấp phải sự phản đối của nhiều nước, Lương Dương, người phát ngôn của lực lượng hải quân Trung Quốc hôm 25/7, nói rằng đó là một cuộc tập dượt thường niên, “phù hợp với luật pháp quốc tế”, đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận tương tự trong tương lai.

Bị tố cáo dữ dội về các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa (của Việt Nam) trong thời gian gần đây, phát ngôn viên Trung Quốc nhân dịp này đã không ngần ngại tố cáo ngược lại “một số cường quốc hùng mạnh ngoài khu vực” - hàm ý nói đến Mỹ và Nhật - là đã “dụ dỗ” các nước khác trên vấn đề Biển Đông, cho triển khai chiến hạm và máy bay để tiến hành trinh sát và tổ chức các cuộc tập trận khác nhau với Trung Quốc như là kẻ thù tưởng tượng.

Đối với nhân vật này, các hành động vừa kể đã “đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng cho chủ quyền, lãnh thổ, an ninh và lợi ích trên biển” của Trung Quốc, đồng thời làm tổn hại đến an ninh khu vực, sự ổn định và quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Các chuyên gia nhận định hành động “vừa ăn cướp vừa la làng” của Trung Quốc như vậy không có gì mới.

Ukraina, Litva và Ba Lan thành lập lực lượng chung

Bộ trưởng quốc phòng 3 nước Ukraina, Litva và Ba Lan ngày 24/7 đã ký thỏa thuận thành lập các tiểu đoàn chung mang tên "UkrPolLitBrig".

Phát biểu tại cuộc họp báo sau lễ ký tại Học viện Lục quân Ukraina Petro Sagaydachnogo ở Lvov, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Stepan Poltorak cho biết với mục đích tăng cường hợp tác giữa 3 nước và cải thiện an ninh trong khu vực, các bên đã nhất trí sẽ tổ chức các cuộc diễn tập chung vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Các đơn vị sẽ được trang bị, huấn luyện tốt hơn và thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố trong chiến dịch được tiến hành ở miền Đông Ukraina.

Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas cho biết thêm mỗi nước sẽ thành lập 4 tiểu đoàn và bộ chỉ huy các đơn vị sẽ được đặt tại thành phố Lublin của Ba Lan.

Theo ông Olekas, việc ký thỏa thuận nói trên là minh chứng rõ ràng thể hiện tình đoàn kết của các nước với Ukraina.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Semonyak cho biết Ba Lan đặt hy vọng lớn vào đơn vị chung này, đồng thời bày tỏ đây sẽ là cơ sở cho sự hợp tác giữa 3 nước và giúp cải tổ lực lượng vũ trang Ukraina.

Bộ trưởng Semonyak nhấn mạnh bộ chỉ huy đặt tại Lublin sẵn sàng tiếp nhận quân nhân và đi vào hoạt động ngay trong tuần tới.

Ukraina, Litva và Ba Lan đều là 3 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết cũ. Việc các nước này thành lập quân đội chung vào thời điểm này chắc chắn sẽ gây phản ứng mạnh từ phía Nga.

50 năm mới diệt được IS

Tướng Joseph Votel, đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến dịch Đặc biệt Mỹ (SOCOM), hôm 24/7 so sánh cuộc chiến tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) với chiến dịch chống khủng bố kéo dài 50 năm ở Colombia khi dự Diễn đàn An ninh Aspen ở bang Colorado. Ông cho rằng khi IS vấp phải sự chống trả mạnh mẽ tại một khu vực, chúng sẽ chuyển sang hoạt động ở nơi khác.

"Tôi không tin có một chiến thuật có thể lập tức thay đổi điều này", Press TV dẫn lời ông Votel nói. "Chúng ta cần một cách tiếp cận dài hạn, hiểu điều đang diễn ra, có quyết định sáng suốt và tiếp tục gây áp lực, có thể là áp lực quân sự, ngoại giao, kinh tế (hoặc) thông tin chống lại bạo lực cực đoan".

Ông Votel nhấn mạnh IS muốn tạo ra "một đế chế mới" trải dài từ Tây Ban Nha đến Ấn Độ. Phần lớn nguồn lực của SOCOM đang tập trung vào Trung Đông và Trung Á, ưu tiên đối phó với nỗ lực tự củng cố và tăng cường sức mạnh cùng tầm ảnh hưởng của IS tại những vùng này.

"Tôi không rõ chúng có lên kế hoạch hay không", ông Votel nói. "Nhưng điều chúng đang cố làm là tái thiết lập (cái gọi là) 'đế chế' bằng cách tìm cơ hội để tận dụng".

IS bắt đầu trỗi dậy từ tháng 6/2014, mở các đợt tấn công và kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà ở. Mỹ bắt đầu không kích IS tại Iraq từ ngày 8/8/2014 và mở rộng sáng Syria vào cuối tháng 9, tiêu diệt nhiều vị trí của IS.

“Thanh niên làng” Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có chuyến “trở về cố quốc” Kenya. Nhân dịp này những hình ảnh thời trai trẻ của “cậu thanh niên làng” Obama tràn ngập báo chí Mỹ và Kenya.

Ngày 25/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc hội đàm kín với Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta.

Ngoài vấn đề an ninh và chống khủng bố, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề thương mại, tăng cường sự minh bạch trong các hoạt động của chính phủ và chống nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã.

Trước cuộc hội đàm, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Toàn cầu ở Nairobi, trong đó ông khẳng định đầu tư và kinh doanh ở châu Phi sẽ góp phần phá vỡ những rào cản và xây dựng những nhịp cầu giữa các nền văn hóa.

Tổng thống Obama cho rằng châu Phi đang chuyển mình và là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Người dân nơi đây đang từng bước thoát khỏi đói nghèo.

Ông Obama đã công bố cam kết hơn 1 tỷ USD từ chính phủ, ngân hàng, các quỹ và những nhà từ thiện Mỹ để giúp đỡ châu Phi. Một nửa số tiền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ phụ nữ và những người trẻ tuổi đang muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.

Về phần mình, Tổng thống Uhuru Kenyatta cũng đã kêu gọi những người tham dự hội nghị nói với dân chúng của họ và với mọi người trên thế giới rằng “Châu Phi đang mở rộng và sẵn sàng cho các hoạt động kinh doanh”.

Sinh năm 1961 tại Hawaii, Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên sinh tại Hawaii. Mẹ của Obama, Ann Duham, sinh tại Wichita, Kansas thuộc dòng dõi Anh. Cha của Obama, Barack Obama, Sr., là người bộ tộc Luo ở Nyan’oma Kogelo, Kenya. Bố mẹ ông gặp nhau năm 1960 trong lớp học tiếng Nga tại Đại học Hawai’I tại Mānoa; cha của Obama được cấp học bổng theo học tại đây. Hai người kết hôn tại Wailuku ở Maui ngày 2/2/1961, rồi ly thân khi mẹ Obama đem con trai mới sinh tới Seattle, Washington vào cuối tháng 8/1961 để theo học tại Đại học Washington trong một năm. Cùng lúc, Obama, Sr. nhận văn bằng tốt nghiệp về kinh tế học tại Hawaii vào tháng 6/1962, rồi nhận học bổng đến học cao học tại Đại học Harvard. Tháng 3/1964, hai người ly hôn. Obama Sr. trở về Kenya trong năm 1964 và tái hôn; ông chỉ đến Hawaii thăm con trai một lần duy nhất trong năm 1982. Ông chết trong một tai nạn xe hơi năm 1982.

Giữa năm 1988, Barack Obama lần đầu tiên đến châu Âu, lưu lại đây ba tuần, rồi đến ở Kenya trong năm tuần để gặp gỡ nhiều thân nhân bên họ nội, đây là lần đầu tiên họ gặp nhau. Năm 1922, Obama trở lại Kenya với hôn thê, Michelle, và em gái Auma, rồi đến Kenya lần thứ ba vào tháng 8/2006 để thăm nơi sinh trưởng của cha, một ngôi làng gần Kisumu, phía tây Kenya.

Vị kiện Biển Đông: Trung  Quốc giở chiêu

Vị kiện Biển Đông: Trung Quốc giở chiêu "câu giờ"

Tổng thống Philippines Benigno Aquino vừa bổ nhiệm Thiếu tướng Eduardo Ano làm Tư lệnh Lục quân và điều này cho thấy Manila sẽ tiếp tục thực hiện cải cách quân đội. Thiếu tướng Eduardo Ano được bổ nhiệm thay thế Trung tướng Hernando Iriberri, người vừa được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Philippines

Trung Quốc liên tục bị quốc tế “bêu” tên

Trung Quốc liên tục bị quốc tế “bêu” tên

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục bị “bêu” tên tại các diễn đàn, hội nghị về an ninh, Biển Đông, cũng như bị giới chính khách, quân sự chỉ trích, nhắc nhở về các hành động hung hăng, cứng rắn của nước này trong tranh chấp ở Biển Đông.

Hành trình truy bắt kẻ

Hành trình truy bắt kẻ "săn" gái trẻ bán sang Trung Quốc

Hai đối tượng buôn người luôn di chuyển, lúc ở Việt Nam khi thì Trung Quốc nên Ban Chuyên án gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình truy bắt, tưởng chừng đi vào ngõ cụt…

Hình ảnh ấn tượng

THẾ GIỚI 24H: Trung Quốc “kêu trời rằng oan”
Barack Obama đang hút thuốc trước túp lều của gia đình ở Alego, Kenya năm 1987
THẾ GIỚI 24H: Trung Quốc “kêu trời rằng oan”
Từ trái sang: Obama, bà Sarah, chị cùng cha khác mẹ Auma Obama và mẹ kế Kezia Obama năm 1987
THẾ GIỚI 24H: Trung Quốc “kêu trời rằng oan”
Obama ở Nairobi, Kenya năm 1987 trước khi tới học ở Trường Kinh tế Harvard (Mỹ)
THẾ GIỚI 24H: Trung Quốc “kêu trời rằng oan”
Thời trai trẻ của Tổng thống Mỹ trong bức hình không rõ thời gian, khi đó ông đang giúp bà mình vác một túi ngô trên đường trở về nhà ở ngôi làng Kogelo, Kenya.

G.K

Năng lượng Mới