Những kỷ lục của cuộc đấu giá bức tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử"

06:50 | 22/07/2015

2,202 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một bức tranh ý nghĩa, sống động và sâu sắc về một sự kiện hầu như bị lãng quên đã xảy ra 27 năm trước, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều tầng lớp xã hội đang được tổ chức đấu giá từ thiện và có đến 12 kỷ lục đầy ý nghĩa.
Đại lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma Đại lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma
Bức tranh Bức tranh "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" được đấu giá 1,1 tỉ đồng
Đấu giá bức thư gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Đấu giá bức thư gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Bức tranh “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” có kích thước 1,6x2,2m, được vẽ bằng chất liệu sơn dầu, đang được trưng bày ở chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP HCM để chuẩn bị cho cuộc đấu giá chính thức vào ngày 22/7 cùng với sự kiện Đại lễ tưởng niệm – cầu siêu 64 anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Những kỷ lục của cuộc đấu giá bức tranh
Bức tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử

Theo Ban tổ chức, toàn bộ số tiền thu được sẽ được Thiếu tướng Lê Mã Lương trực tiếp đi cùng với đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân trao cho 64 gia đình liệt sĩ. Người đấu giá thành công sẽ được Ban Tổ chức mời tham gia trong chuyến đi này, cũng như tham gia chuyến thăm các đảo Trường Sa sắp tới.

Trong suốt cuộc đấu giá, Ban tổ chức đã ghi nhận những cái nhất, những kỷ lục và những điều đặc biệt chưa từng có, chưa từng diễn ra ở bất cứ cuộc đấu giá nào từ trước đến giờ trong lịch sử đấu giá tranh sơn dầu, cụ thể:

Cuộc đấu giá tranh sơn dầu kéo dài nhất và vừa tròn thời gian siêu độ cho thân nhân: 49 ngày, từ 4/6 đến 22/7/2015.

Tất cả những người đấu giá đều trả giá tiền rất cao nhưng đều không sở hữu tranh mà mong muốn tặng cho ai đó xứng đáng giữ bức tranh có ý nghĩa hơn mình.

Cuộc đấu giá bức tranh sơn dầu ở mức giá rất cao, đến thời điểm hiện tại là 1,1 tỷ đồng, của một họa sĩ ít người biết đến nhất và nghèo nhất, nhưng lại không hề nhận một đồng nào từ tiền đấu giá bán tranh.

Những kỷ lục của cuộc đấu giá bức tranh
Các chiến sĩ Gạc Ma cùng họa sĩ và Ban tổ chức cuộc đấu giá

Bức tranh vẽ tả thực một cuộc thảm sát trong lịch sử, và một địa danh ít được đề cập nhất trong một vùng biển tranh chấp được nhiều quốc gia và dư luận trên thế giới đang quan tâm tranh cãi nhất.

Cuộc đấu giá lần đầu tiên được nhiều người thuộc nhiều thành phần tầng lớp xã hội tham gia đấu giá nhất: Từ quân nhân, anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bác sĩ, luật sư, giáo viên, sinh viên, doanh nhân, cựu chiến binh ở nước ngoài… cho đến vị thầy tu là Thượng tọa Trụ trì chùa đại diện cho tất cả phật tử cũng đấu giá bức tranh.

Bức tranh được mong muốn tặng cho nhiều nguyên thủ quốc gia nhất từ trước đến giờ: Từ Thủ tướng đến Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, cho đến Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ rồi đến Chủ tịch – Tổng Bí thư Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cuộc đấu giá tranh có lượng người tham gia đấu giá nhiều nhất thế giới: Chỉ cần kể riêng 3.000 nhà khoa học cựu sinh viên AIT, hay Thượng tọa Thích Thanh Phong thay mặt hàng chục triệu phật tử Việt Nam đấu giá.

Bức tranh được đấu giá với mong muốn để tặng cho nhiều người nhất thế giới: Chưa kể GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng tặng cho Quốc hội Việt Nam, Thầy trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm muốn tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam: hơn 90 triệu người!

Những kỷ lục của cuộc đấu giá bức tranh
Các chiến sĩ Gạc Ma

Cuộc đấu giá bức tranh sơn dầu nghệ thuật với số tiền rất cao lần đầu đầu tiên được diễn ra ở một ngôi chùa, do Trung ương Giáo hội Phật giáo và Thầy trụ trì chùa đứng ra tổ chức.

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới: Cuộc đấu giá tranh sơn dầu vừa được diễn ra xong là tất cả mọi người trong Ban tổ chức đấu giá, những người tham gia đấu giá cùng tất cả quan khách, khách mời và tất cả mọi người có mặt xem đều thành kính làm lễ tưởng niệm, cầu siêu lần đầu tiên cho những nhân vật chính có trong bức tranh.

Chưa bao giờ trong cuộc đấu giá tranh nào trên thế giới mà ngoài bức tranh, bức thư đề tặng của người đấu giá trước lại được người đấu giá sau đề nghị đấu giá mua bức thư đó với giá rất cao: 300 triệu đồng cho lá thư ba trang viết tay được lăn tay bằng máu của bác Nguyễn Công Nghệ gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các cuộc đấu giá tranh trên thế giới thường là họa sĩ, người sở hữu trước hay sau bức tranh là người có lợi nhất. Nhưng đây là cuộc đấu giá tranh sơn dầu đầu tiên trong lịch sử thế giới mà nhiều người được hưởng lợi ích từ cuộc đấu giá bức tranh tranh nhất: Bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng gần như 90 triệu người dân Việt Nam đều có lợi từ ý nghĩa nhân văn và giá trị sâu sắc muốn đề cập của bức tranh và cuộc đấu giá này.

Nguyễn Hiển

Năng lượng Mới