Nghịch lý trong thực thi quyền xử lý tài sản đảm bảo

08:56 | 19/02/2017

1,441 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Là bên cho vay, các tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ nhận tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp từ bên đi vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, có một thực tế, khi bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, TCTD lại gặp vô vàn khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Tại hội thảo với chủ đề “Quyền xử lý tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng”, giới chuyên gia, các nhà quản lý đều cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến việc xử lý nợ xấu chưa đạt kết quả mong muốn, vẫn là “cục máu đông” trong nền kinh tế và cần được tháo gỡ.

TS Vũ Đình Ánh: Quyền xử lý tài sản đảm bảo không phải đặc quyền của TCTD

nghich ly trong thuc thi quyen xu ly tai san dam bao

Pháp luật về tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp của Việt Nam là tương đối rõ ràng và được xác định là tài sản, quyền tài sản mà người đi vay cầm cố, thế chấp tại các TCTD theo cam kết trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Quyền xử lý tài sản bao gồm chuyển quyền sở hữu tài sản từ người đi vay sang người cho vay, chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho bên thứ 3 nếu bên thứ 3 nhận nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ nợ cho người đi vay. Người cho vay có tài sản đảm bảo sẽ phát mại thu hồi khoản cho vay, phần dư khi bán nếu có sẽ được trả cho người đi vay. Như vậy, bản chất kinh tế của quyền xử lý tài sản bảo đảm tại TCTD là quyền đối với tài sản bảo đảm nhằm bù đắp thiệt hại do khoản nợ, nợ xấu gây ra và là quyền nghiễm nhiên của TCTD.

Tuy nhiên, việc thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD hiện rất khó khăn khi việc thực thi này đảm bảo quyền của người cho vay nhưng lại gây thiệt hại cho người đi vay. Thêm nữa, tâm lý phổ biến trong xã hội cũng như ngay cả trong cơ quan chức năng là quyền xử lý tài sản bảo đảm là quyền đặc hữu của TCTD, thậm chí là phục vụ lợi ích nhóm của giới tài chính ngân hàng bất chấp quyền và lợi ích của người đi vay. Bên cạnh đó, những quy định pháp lý mang tính đặc thù về quyền và chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với đất đai nói riêng, bất động sản nói chung cũng như hệ thống quy định pháp lý liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng còn hạn chế, chưa chặt chẽ, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi quyền xử lý tài sản bảo đảm hợp pháp của TCTD khiến việc xử lý tài sản bảo đảm của TCTD gặp không ít khó khăn.

Khi quyền xử lý tài sản bảo đảm của TCTD được thực thi có hiệu lực và hiệu quả thì không chỉ bảo vệ lợi ích của người cho vay mà còn bảo vệ cả lợi ích của người đi vay và cao hơn nữa là bảo vệ lợi ích của cả nền kinh tế. Theo đó, xử lý được tài sản bảo đảm giúp TCTD xử lý được nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo chuẩn quốc tế và quy định của ngân hàng Nhà nước. Quan hệ tín dụng với các khách hàng có nợ xấu có cơ hội được phục hồi và cải thiện sau khi tài sản bảo đảm được xử lý tốt, không những bù đắp toàn bộ thiệt hại gây ra từ nợ xấu cho TCTD mà còn có thể có nguồn lực tài chính bổ sung cho người đi vay giúp họ vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh và một lần nữa trở thành khách hàng tốt của các TCTD.

Đối với người đi vay, tài sản bảo đảm được xử lý tốt không những giúp cho người đi vay cải thiện được vị thế trên thị trường tín dụng ngân hàng, dứt điểm cởi bỏ gánh nặng nợ xấu đeo đẳng, sớm có cơ hội phục hồi hoặc tạo ra cơ hội kinh doanh mới mà còn có thể thu hồi được một phần giá trị tài sản bảo đảm sau khi đã được xử lý tốt.

Đối với nền kinh tế, việc các TCTD xử lý thành công tài sản bảo đảm để giải quyết nợ xấu không chỉ giúp xử lý ngay và dứt điểm hàng loạt khoản nợ xấu, khơi thông thị trường tín dụng ngân hàng, mà còn hoạt hóa được khối tài sản khổng lồ trị giá hàng trăm ngàn tỉ đồng đang nằm bất động trong các tranh chấp giữa người cho vay với người đi vay trong và ngoài các vụ kiện tụng phức tạp kéo dài, tăng thêm nguồn cung cho thị trường bất động sản, thị trường tài chính và cả thị trường hàng hóa từ việc xử lý tài sản bảo đảm, qua đó mang lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu được xử lý thông qua xử lý tài sản bảo đảm càng cao thì càng giảm nhu cầu đối với các nguồn lực tài chính khác dành để xử lý nợ xấu, kể cả nguồn lực tài chính của Nhà nước cũng như của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Luật sư Nguyễn Thị Phương - Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng): Nhiều khoảng trống pháp lý trong xử lý tài sản đảm bảo

nghich ly trong thuc thi quyen xu ly tai san dam bao

Về bản chất pháp lý thì quyền xử lý tài sản đảm bảo của các TCTD là quyền dân sự. Vì là quyền dân sự nên các TCTD được thực hiện quyền xử lý tài sản đảm bảo theo ý chí của mình với điều kiện kiên quyết là không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; Không được lạm quyền gây thiệt hại cho người khác… Theo đó, TCTD được sử dụng đầy đủ các phương thức để bảo về quyền xử lý tài sản của mình thông qua tòa án, trọng tài và các cơ quan có thẩm quyền khác cũng như tự bảo vệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc thực thi các phương thức này lại không hề đơn giản.

Trường hợp TCTD tự xử lý tài sản đảm bảo thì hiện rất thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm thực thi quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý; Chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định tư cách thành viên hộ gia đình; Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các quy định của pháp luật khác có liên quan (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản…); Cơ chế, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm…

Còn nếu xử lý tài sản đảm bảo thông qua con đường tố tụng thì quy trình tố tụng kéo dài, tòa án từ chối thụ lý vụ án do bên bảo đảm vắng mặt khỏi nơi cư trú, cố tình bỏ trốn, cố tính giấu địa chỉ… Một số tòa án địa phương vẫn còn nhầm lẫn giữa cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho người khác và bảo lãnh; Tòa án không thừa nhận giá trị chứng cứ, không thừa nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, tài liệu đã được công chứng, chứng thực; Tuyên hủy các hợp đồng thế chấp đã được công chứng, chứng thực hợp pháp, tài sản thế chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng vì lý do bên thế chấp chưa thanh toán đầy đủ cho bên bán tài sản…

Những vướng mắc, bất cập này đã dẫn tới nhiều hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác xử lý nợ của TCTD như thời gian xử lý tài sản đảm bảo của TCTD bị kéo dài; Tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị, gây thiệt hại cho TCTD; Các giao dịch hợp pháp bị vô hiệu hóa bởi những giao dịch không hợp pháp; Các giấy tờ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hợp pháp, các giao dịch đã được công chứng, chứng thực không đáng tin cậy, có thể trở thành không có giá trị bất cứ lúc nào, tạo tiền lệ xấu cho các hành vi bất hợp pháp và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, niềm tin của xã hội.

Để giải quyết những vướng mắc trên, tôi kiến nghị Nghị định về giao dịch bảo đảm phải được điều chỉnh theo hướng tiếp cận và xử lý một cách tối đa các vấn đề về tài sản bảo đảm theo lý thuyết về vật quyền bảo đảm. Theo đó, người có vật quyền bảo đảm có quyền tuyệt đối, trực tiếp và ngay tức khắc đối với tài sản bảo đảm khi vật quyền bảo đảm đó được công khai hóa (được đăng ký) theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, Tòa án Nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn thi hành trong toàn ngành về các vướng mắc trong quá trình các TCTD thực hiện quyền xử lý tài sản bảo đảm và sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Phó tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Nguyễn Thành Long: Kiện không dễ!

nghich ly trong thuc thi quyen xu ly tai san dam bao

Quyền xử lý tài sản đảm bảo của TCTD là quyền hợp pháp, nghiễm nhiên và được pháp luật quy định hết sức rõ ràng. Khi cho vay, TCTD cũng rất mong muốn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo khách hàng sẽ tự nguyện. Nhưng thực tế, khi buộc phải xử lý tài sản đảm bảo, thông thường, họ lại không tự nguyện mặc dù trước đó, khi làm hợp đồng vay, thế chấp tài sản, họ đã quy định, đã ký kết, cam kết rằng, TCTD được quyền thực hiện tất cả các biện pháp để tiếp cận tài sản, để thu hồi tài sản, để xử lý tài sản…

Và nếu người đi vay chấp thuận xử lý tài sản đảm bảo thì cũng gặp không ít vướng mắc. Ví dụ, khi chúng tôi thực thi quyền bán tài sản, được khách hàng chấp thuận nhưng khi mang bán tài sản để gán nợ, mang hợp đồng, thỏa thuận về tài sản đó ra cũng lại đặt vấn đề giấy ủy quyền đâu, tại sao không có giấy ủy quyền… mà không hoàn toàn dựa vào hợp đồng, thỏa thuận gán nợ của người đi vay để thực hiện các thủ tục hành chính sang tên. Tôi nghĩ đây là những thủ tục để đảm bảo thực thi quyền xử lý tài sản đảm bảo trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý được. Vì vậy, để thực thi quyền xử lý tài sản đảm bảo của các TCTD thì không chỉ là việc nâng cao ý thức của tất cả các bên liên quan mà của cả cả cơ quan Nhà nước.

Còn trong trường hợp khách hàng không “hợp tác”, hơi chống đối một chút, cần phải xử lý thì lại có nghịch lý. Hợp đồng đã được ký kết giữa các bên có giá trị pháp lý và ràng buộc. Chúng ta có quyền yêu cầu buộc các bên trong hợp đồng phải thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng trên thực tế, trong quá trình xử lý nợ điều này vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã thử và duy nhất 1 lần thành công khi đưa vụ việc kiện đòi giao tài sản thế chấp ra tòa. Trong bản án đó không yêu cầu xử lý về nợ mà buộc bên đi vay giao vật theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp. Còn các lần khác, chúng tôi buộc phải tiến hành theo các bước là khởi kiện vụ kiện đòi nợ, sau đó là xử lý tài sản đảm bảo…

Vậy nên, tôi cho rằng, chúng ta cần thiết lập một cơ chế để các quyền về tài sản đảm bảo không chỉ tồn tại trên giấy mà phải được thực thi trên thực tế, được các bên tôn trọng và nếu không tôn trọng thì cái giá phải trả sẽ đắt hơn rất nhiều, buộc họ phải cân nhắc.

Việc xử lý hiệu quả tài sản đảm bảo đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, minh bạch, phù hợp, tôn trọng quyền chủ nợ hợp pháp của bên cho vay, tạo lập được khuôn khổ pháp lý cho các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ thực thi được quyền hợp pháp của mình theo thỏa thuận, thiết lập được cơ chế, cách thức cho phép các bên lựa chọn được cách xử lý nhanh chóng, thuận tiện, tối đa hóa được giá trị thu nợ từ tài sản đảm bảo. Đồng thời, hệ thống pháp luật này phải được các cơ quan, tổ chức liên quan, các bên tham gia giao dịch thực hiện nghiêm minh… (Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh)

Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,950 ▲700K 74,900 ▲700K
Nguyên liệu 999 - HN 73,850 ▲700K 74,800 ▲700K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 14:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
TPHCM - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Hà Nội - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Đà Nẵng - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Miền Tây - SJC 82.800 ▲800K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.450 ▲450K 75.250 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.800 ▲500K 85.000 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.450 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.400 ▲500K 74.200 ▲500K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.400 ▲370K 55.800 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.160 ▲290K 43.560 ▲290K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.620 ▲210K 31.020 ▲210K
Cập nhật: 26/04/2024 14:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,345 ▲40K 7,550 ▲40K
Trang sức 99.9 7,335 ▲40K 7,540 ▲40K
NL 99.99 7,340 ▲40K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,320 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,410 ▲40K 7,580 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,410 ▲40K 7,580 ▲40K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,410 ▲40K 7,580 ▲40K
Miếng SJC Thái Bình 8,300 ▲70K 8,500 ▲70K
Miếng SJC Nghệ An 8,300 ▲70K 8,500 ▲70K
Miếng SJC Hà Nội 8,300 ▲70K 8,500 ▲70K
Cập nhật: 26/04/2024 14:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,800 ▲800K 85,000 ▲700K
SJC 5c 82,800 ▲800K 85,020 ▲700K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,800 ▲800K 85,030 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,500 ▲400K 75,200 ▲400K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,500 ▲400K 75,300 ▲400K
Nữ Trang 99.99% 73,400 ▲500K 74,400 ▲400K
Nữ Trang 99% 71,663 ▲396K 73,663 ▲396K
Nữ Trang 68% 48,247 ▲272K 50,747 ▲272K
Nữ Trang 41.7% 28,678 ▲167K 31,178 ▲167K
Cập nhật: 26/04/2024 14:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,112.17 16,274.92 16,797.08
CAD 18,090.44 18,273.17 18,859.45
CHF 27,072.22 27,345.68 28,223.04
CNY 3,429.67 3,464.31 3,576.00
DKK - 3,579.44 3,716.52
EUR 26,496.28 26,763.92 27,949.19
GBP 30,880.63 31,192.55 32,193.34
HKD 3,156.04 3,187.92 3,290.20
INR - 303.48 315.61
JPY 157.98 159.58 167.21
KRW 15.95 17.72 19.33
KWD - 82,209.56 85,496.44
MYR - 5,249.99 5,364.51
NOK - 2,265.53 2,361.72
RUB - 261.73 289.74
SAR - 6,740.29 7,009.77
SEK - 2,281.68 2,378.56
SGD 18,179.62 18,363.26 18,952.42
THB 605.24 672.49 698.24
USD 25,118.00 25,148.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,322 16,422 16,872
CAD 18,315 18,415 18,965
CHF 27,302 27,407 28,207
CNY - 3,456 3,566
DKK - 3,594 3,724
EUR #26,714 26,749 28,009
GBP 31,295 31,345 32,305
HKD 3,161 3,176 3,311
JPY 159.05 159.05 167
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,272 2,352
NZD 14,854 14,904 15,421
SEK - 2,279 2,389
SGD 18,174 18,274 19,004
THB 632.06 676.4 700.06
USD #25,120 25,120 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 14:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25115 25115 25445
AUD 16316 16366 16868
CAD 18338 18388 18839
CHF 27474 27524 28086
CNY 0 3458.5 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26898 26948 27650
GBP 31401 31451 32111
HKD 0 3140 0
JPY 160.45 160.95 165.46
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0313 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14883 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18403 18453 19014
THB 0 643.1 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 14:00