Động đất nhẹ ở Hà Nội
Trận động đất xảy ra khoảng 12h30’ trưa hôm nay, nhiều người dân cảm nhận rõ rệt dư chấn của trận động đất này. Anh Nguyễn Văn Quốc – người dân sống tại Cầu Giấy nói: “Khoảng 12h30’, tôi đang ngồi ăn cơm trong nhà thì thấy một số đồ vật lắc nhẹ. Một lát sau mọi vật mới trở lại bình thường”.
Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, nơi cảm nhận rõ những dư chấn vào trưa ngày 22/7.
Trước đó, khoảng 19h15 ngày 19/7 nhiều người trên các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội như quận Hai Bà Trưng, Đống Đa... cũng ghi nhận sự rung lắc, nhiều đồ vật trong nhà bỗng nhiên rơi xuống.
Viện Vật lý địa cầu xác nhận khoảng thời gian này đã xảy ra hai trận động đất mạnh ở richter xảy ra ở khu vực huyện Mường La, Sơn La có độ lớn 4,3 độ với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,5 km.
Tiếp đó, lúc 20h23, điểm này xảy ra thêm một trận động đất với độ lớn 3,2 độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km. Sau trận động đất, một số nhà dân ở tiểu khu 5, thị trấn Ít Ong xuất hiện những vết nứt trên tường.
Sơ đồ trận động đất ở Sơn La ngày 19/7
Người dân ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La phản ánh, trận động đất khá mạnh, kéo dài khoảng 30 giây, khiến mọi người hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Một số đồ vật như tủ đựng bát đĩa bị đổ.
Theo các nhà khoa học, Sơn La là tỉnh thường xảy ra động đất do nằm trên vết đứt gãy sông Mã. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận tại đây là 6,8 độ richter. Đây là một trong 7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động đất tại khu vực Tây Bắc. Sáu điểm còn lại là Điện Biên, thị xã Lai Châu, thị trấn Mường La, thị xã Mường Lay, thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Tam Đường.
Xuân Hinh
-
Cần cơ chế hậu kiểm đủ mạnh để phát triển bền vững kinh tế tư nhân
-
[VIDEO] Đưa Nghệ An trở thành cực tăng trưởng của cả nước
-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng phòng học STEM cho Trường THPT Kim Liên, Nghệ An
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững