Du khách Trung Quốc cần học lại văn hóa ứng xử

10:18 | 28/01/2015

2,845 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hành xử kém văn hóa của khách du lịch Trung Quốc không phải là điều mới xảy ra ngày một ngày hai. Tuy nhiên, song song với hình ảnh một Trung Quốc hiện đại đang trỗi dậy mạnh mẽ thì những hình ảnh xấu đó đang ngày càng được chú ý hơn bao giờ hết.

>> Bắc Kinh đang tự trùm "tấm vải liệm" lên mình

Tin nhap 20150128090207

Nền kinh tế tăng trưởng một cách mạnh mẽ, số lượng người dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài ngày càng cao. Các trung tâm mua sắm, khu thương mại, các shop thời trang hàng hiệu tại Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản và ngay cả nhiều nước châu Âu luôn đông khách du lịch Trung Quốc.

Tuy nhiên, số lượng càng cao thì vấn đề về văn hóa ứng xử ngày càng lớn. Hình ảnh đất nước Trung Hoa phát triển, hiện đại đang bị vấy bẩn bởi những con người, những vị khách thiếu ý thức.

Ngày 12/01/2015, chuyến bay số hiệu PN6272 của hãng hàng không China West Air đã phải chờ tại sân bay Giang Bắc, thành phố Trùng Khánh, khi một hành khách, không rõ vì nguyên nhân gì, đã mở cửa thoát hiểm và làm hạ tấm trượt khí. Sự vô ý thức đến mức gây “sốc” đó lại không phải diễn ra lần đầu tiên.

Hai ngày trước đó, một nhóm khách du lịch trên chuyến bay từ Côn Minh tới Bắc Kinh của hãng China Eastern Airlines cũng đã tức giận mở cửa thoát hiểm khi máy bay đang chuẩn bị cất cánh với lý do máy bay đến trễ.

Ngày 14/12, một hành khách tại Hạ Môn đã mở cửa thoát hiểm trong lúc đợi máy bay cất cánh với lý do “muốn có chút không khí”.

Và tiếp tục vào hôm 12/12, lại một du khách của hãng China Eastern mở cửa thoát hiểm khi máy bay vừa hạ cánh để có thể “ra khỏi máy bay nhanh hơn”.

Đó là trong nước, vậy còn ở nước ngoài thì sao?

Đầu tháng 12/2014, đã xảy ra ít nhất 2 vụ rắc rối của khách du lịch Trung Quốc tại Thái Lan. Ngày 8/12, chuyến bay từ Thái Lan của hãng AirAsia tới Nam Kinh đã phải quay trở lại Bangkok sau khi một cặp vợ chồng Trung Quốc tức giận chửi rủa và đổ nước nóng vào người một tiếp viên.  Vài ngày sau, một nhóm khách du lịch Trung Quốc đã xô đẩy rào chắn tại Hoàng cung Bangkok.

Mặc dù những vị khách vô ý thức như trên chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng chừng đó cũng đủ làm tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh quốc tế của đất nước và con người Trung Quốc. Có vẻ như Bắc Kinh đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về văn hóa của khách du lịch.

 

Tin nhap 20150128090207

Tin nhap 20150128090207

Khách du lịch từ Trung Quốc Đại lục trên tàu điện ngầm tại Hong Kong

Phản ánh từ những vụ việc “đáng xấu hổ” như trên đã đưa đến nhiều cuộc thảo luận về vị thế của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế.

Trước tiên, có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa các nhận xét, báo cáo của phương tiện truyền thông về những chuyến viếng thăm của lãnh đạo Trung Quốc và những câu chuyện của du khách nước này. Đối với những lãnh đạo Trung Quốc, mỗi khi họ đi công du, các phương tiện truyền thông đều đưa tin, phần lớn là những tin rất tích cực.

Với nền kinh tế ngày một tăng trưởng, vị thế Trung Quốc đang ngày càng được củng cố và đất nước này vì thế cũng giành được sức ảnh hưởng lớn hơn trên trường quốc tế. Đó là điều tự nhiên, bởi diện tích, dân số và quy mô nền kinh tế của Trung Quốc là quá lớn. Tuy nhiên, ngược lại với hình ảnh đó, truyền thông cũng rất quan tâm tới những vấn đề “nhỏ hơn” liên quan tới du khách Trung Quốc. So với những bản báo cáo, những phản ánh tích cực ở trên, có một khoảng cách giữa vị thế quốc gia như một cương quốc đang nổi lên và những vị khách du lịch hành xử vô ý thức.

Lý do cho sự khác biệt đó đã trở thành chủ đề tranh luận trong giới truyền thông và học giả Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, vấn đề này có thể giúp ta hình dung ra tình huống khó xử khi Trung Quốc đang phải đối mặt với việc khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Trung Quốc tuy tạo được sức mạnh, sự ảnh hưởng lớn một cách nhanh chóng, nhưng nó lại có không nhiều những “người bạn thật sự”.

Vào năm 2013, sách xanh về châu Á - Thái Bình Dương, do Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) xuất bản đưa ra đánh giá rằng, đa số các quốc gia láng giềng nhìn Trung Quốc như một quốc gia “gần nhưng không thân” (近而不亲). Với cách nhìn đó, có lẽ không ngạc nhiên rằng hình ảnh một đất nước đang trỗi dậy mạnh mẽ lại đi kèm với những hình ảnh tiêu cực.

Và khi đưa vào vấn đề ngoại giao, thì những câu chuyện cụ thể của những cá nhân, thậm chí cả những khách du lịch bình thường, cũng có thể truyền tải hình ảnh quốc gia một cách trực tiếp, sâu sắc hơn cả những lời nói ngoại giao hoa mỹ, đặc biệt khi nó lại diễn ra với một tần suất không thấp.

Thực tế là khách du lịch từ nhiều quốc gia cũng có hành xử rất kém. Sau khi vụ việc một thanh niên Trung Quốc khắc tên mình lên một công trình nghệ thuật cổ tại Ai Cập vào năm 2013 trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi, một hướng dẫn viên du lịch Ai Cập cũng đã chỉ ra còn có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Hàn Quốc cũng được tìm thấy trên đó. Nhưng Trung Quốc, một nền kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ, luôn thu hút được “sự quan tâm đặc biệt” của công chúng.

Tin nhap 20150128090207

Dòng chũ “Ding Jinhao đã tới thăm nơi này” được khắc trên bức phù điêu 3.500 tuổi tại đền Luxor, Ai Cập, tháng 5/2013

Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận Trung Quốc đang phải đối mặt với “cuộc khủng hoảng” trong văn hóa hành xử của du khách nói riêng hay của nền văn hóa và ngành du lịch nói chung. Số lượng hành khách người Trung quốc đang ngày càng tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Theo số liệu của hãng mãy bay Boeing, tổng số km mà người Trung Quốc bay đã tăng từ 3,51 triệu (năm 1992) lên tới 8,7 tỉ vào năm 2030.

Nhu cầu di chuyển ngày một cao, các chuyến bay đã được tăng cường nhưng không phận thì có hạn nên việc máy bay đến trễ đã trở thành điều thường gặp ở Trung Quốc.

Theo thống kê của FlightStats Airline - trang web chuyên theo dõi tình trạng các chuyến bay của các hãng hàng không trên ghế giới, vào tháng 12/2014, 3 hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc là China Southern, China Eastern và AirChina chỉ xếp lần lượt thứ 47, 51 và 43 về sự đúng giờ trên tổng số 59 hãng hàng không. Đó là trong thời điểm lưu lượng hành khách không cao.

Đợt cao điểm hồi tháng 8/2014, China Eastern chỉ đạt 36,39% số chuyến bay đến đúng giờ. Điều này, như ví dụ ở đầu bài, là một trong những nguyên nhân tạo ra sự bất mãn đối với du khách đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới ngành du lịch quốc gia.

Tin nhap 20150128090207

Hành khách tức giận tại sân bay Thượng Hải do chuyến bay đến trễ

Tin nhap 20150128090207

Đến cảnh sát họ cũng không ngại

Nhận thức được “cuộc khủng hoảng” này, Bắc Kinh đã quyết định xây dựng thêm nhiều sân bay để đáp ứng nhu cầu di chuyển và đã có những bước đi nhằm cải thiện tình hình. Vào tháng 9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Maldives, đã kêu gọi khách du lịch Trung Quốc ngừng vứt rác bừa bãi và làm hại các rạn san hô. Ở một số sân bay, người ta còn cho cả nhóm cổ động ra trình diễn nhằm “làm dịu” cơn tức giận của hành khách.

Tin nhap 20150128090207

Các công ty truyền thông cũng đã “chú ý mổ xẻ” hơn những vụ rắc rối của hành khách, kể cả những trường hợp rất nhỏ. Không phải vì những sự cố đó không đáng xấu hổ mà vì họ mong rằng sự công khai đó sẽ khiến người dân nâng cao ý thức trong các chuyến bay, thúc đẩy, cải thiện quy tắc hành xử của người Trung Quốc và hình ảnh trong con mắt bạn bè quốc tế.

Sẽ mất khá nhiều thời gian cho Trung Quốc để vượt qua được “sự tương phản” giữa hình ảnh một quốc gia mạnh mẽ với những hành động thiếu văn hóa của người dân. Chắc chắn những rắc rối sẽ không thể biến mất hoàn toàn nhưng sẽ đến lúc mọi người không còn cảm thấy như nó là một phần trong mỗi chuyến đi của mình.

Hà My (tổng hợp)