Anh đưa tàu ngầm hạt nhân đến quần đảo tranh chấp với Argentina

19:00 | 26/02/2013

1,019 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Chính quyền Anh đã phái đến khu vực tranh chấp quần đảo Falkland (Malvinas) tàu ngầm có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

 

 

Tầu ngầm hạt nhân của Anh tại khu vực quần đảo Falkland (Malvinas)

Hôm qua, các phương tiện truyền thông Argentina đưa tin này khi dẫn lời Eduardo Zuayn - đại diện của Argentina tại Hội nghị Liên hợp quốc về giải trừ quân bị. Theo ông Zuayn, London tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực Falkland, bao gồm cả "đưa tàu ngầm có thể mang đầu đạn hạt nhân vào khu vực phi vũ khí hạt nhân".

"Argentina đặc biệt lo ngại rằng nước Anh có thể bắt đầu đưa vũ khí hạt nhân vào Nam Đại Tây Dương" - đại diện của Argentina cho biết khi phát biểu tại lễ khai mạc cuộc họp của các đại diện của các nước thành viên của Hội nghị Liên hợp quốc về giải trừ quân bị hôm qua tại Geneva.

Bản đồ vị trí khu vực quần đảo tranh chấp giữa Anh và Argentina

Quần đảo Falkland (tiếng Tây Ban Nha: Malvinas) là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km, cách Shag Rocks (Nam Georgia) 1.080 km về phía tây, và cách phía bắc châu Nam Cực (Đảo Voi) 940 km về phía bắc. Chúng gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.

Theo những tài liệu cổ ở châu Âu, những nhà thám hiểm người Anh phát hiện ra quần đảo vào năm 1592, nhưng nước này chưa tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Mãi đến năm 1690, nơi đây được đặt theo tên một đô đốc người Anh đầu tiên đặt chân tới đây. Thế kỷ 18, người Pháp tới đây khai hoang và cư ngụ tại đây trong một thời gian ngắn, tiếp sau là Tây Ban Nha với việc tuyên bố chủ quyền với hòn đảo.

Năm 1770, Tây Ban Nha chiếm quần đảo và trục xuất người Anh. Tuy vậy, người Tây Ban Nha chỉ ở lại các hòn đảo này cho tới năm 1811 thì tự di tản.

Argentina, lấy tư cách là người thừa kế của Tây Ban Nha để chiếm quyền sở hữu trên hòn đảo, nhưng quân đội Anh đã giành lại nó vào năm 1833. Kể từ đó, người Anh định cư lâu dài ở đây và mãi đến năm 1982, cuộc chiến Falkland nổ ra giữa Anh và Argentina trong vòng 2 tháng, rốt cuộc, Anh tiếp tục làm chủ quần đảo.

Bản thân quần đảo không có người bản xứ trước khi Anh khai hoang lập địa tại đây và trong cuộc bỏ phiếu do Argetina khởi xướng năm 1994, 87% dân số đảo Falkland từ chối bất kỳ thảo luận về chủ quyền với Argentina trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Vấn đề kinh tế trì trệ cũng được cho là động lực thúc đẩy Argentina muốn khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên được phát hiện với trữ lượng dồi dào ở các vùng biển và đáy biển liền kề Falklands. Một loạt phát hiện gần đây ở khu vực "Sư tử biển" cách 128 km về phía bắc đảo Falkland đã thúc đẩy "cơn sốt vàng đen" ở Nam Đại Tây Dương. Tổng thống Argentina, bà Cristina Fernandez de Kirchner đã trách London làm kiệt quệ nguồn tài nguyên của Argentina và tuyên bố sẽ "lấy lại những hòn đảo".

Th.Long (Theo AFP)

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc