Vì sao Iraq tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ?

09:01 | 09/12/2015

2,444 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chẳng phải bây giờ Iraq mới biết Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào lãnh thổ của mình để huấn luyện cho các chiến binh người Kurd, nhưng vì sao đến bây giờ chính quyền Bagdad mới lên tiếng tố cáo Ankara?
tin nhap 20151209085629

Cộng đồng người Kurd trên thế giới từ rất lâu chủ yếu được phân tán tại 4 quốc gia Trung Đông gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq và Syria.

Ở Iraq, người Kurd chủ yếu sống tại khu tự trị người Kurd ở phía Bắc Iraq và thành phố Mosul.

Người Kurd ở Iraq từ lâu đấu tranh đòi tự trị và từng xung đột với chính quyền Bagdad. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ nhóm người này để lật đổ chính quyền Saddam trước đây.

Khi Mỹ đưa quân vào Iraq lật đổ chính quyền Saddam Hussein, các chế độ sau đó ở Iraq chịu sự chi phối cả về an ninh lẫn kinh tế từ Washington. Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của Mỹ cho nên các chính thể gần đây ở Iraq coi như không đếm xỉa gì đến Thổ vì nghĩ rằng dù Ankara có làm gì thì họ cũng được Mỹ bảo kê.

Thế rồi IS ra đời tấn công và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq trong đó có cả thành phố Mossul của người Kurd. Ban đầu Mỹ còn chưa quyết tâm ra tay chống IS khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng cho người Kurd ở Iraq. Ankara từ đó ngoài gửi hàng tiếp trợ còn đưa cả lính sang huấn luyện cho những chiến binh người Kurd (còn được gọi là Peshmerga), giúp họ chống lại IS. Thậm chí, Thổ và chính quyền người Kurd ở Iraq còn ký kết cả những hiệp ước huấn luyện. Để đổi lại, họ nhận được tiền và dầu mỏ. Khu tự trị người Kurd rất giàu dầu mỏ.

Như vậy có thể thấy, chính quyền Iraq từ lâu đã thấy được hành động của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng họ làm lơ vì dù sao vẫn có Mỹ canh chừng.

Nhưng công cuộc chống IS của Mỹ và liên minh kéo dài hơn năm nay mà chẳng có hiệu quả là bao. Lúc này Nga xuất hiện. Chỉ một tháng không kích tại Syria, Nga đã khiến lực lượng IS tan tác. Kết quả ấn tượng ấy không thể không khiến chính quyền và người dân Iraq xao động. Đã có nhiều lúc chính quyền Bagdad bắn tiếng nhờ Nga không kích IS giùm nhưng Mỹ gạt đi và “cấm chỉ” Iraq được nhờ Nga.

Nga cảm nhận được cơ hội giành giật đồng minh của Mỹ nên cũng đã từng đề xuất Iraq tham gia liên minh chống IS cùng Nga, Iran và Syria. Nhưng sau khi bị Mỹ dọa, chính quyền Bagdad rụt vòi. Từ đó, ý tưởng của Nga bị bỏ lỡ.

Tuy nhiên, không vì thế mà Iraq từ bỏ mục tiêu. Nếu Mỹ không muốn Iraq chơi với Nga thì họ phải thể hiện là chống IS có hiệu quả hơn. Như một điều kiện mặc cả với Mỹ, Iraq quậy đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ. Thế mới có chuyện chính quyền Iraq tuần trước tố cáo Thổ đưa quân bất hợp pháp vào lãnh thổ và hôm 7/12 thì ra tối hậu thư cho Ankara yêu cầu rút quân nếu không muốn gặp rắc rối ở LHQ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chả vừa. Vừa tỏ ra mềm mỏng nhưng Ankara quyết không rút quân về. Tình hình vài ngày tới có thể sẽ còn căng thẳng và cho đến khi Mỹ vào cuộc giải quyết.

tin nhap 20151209085629
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 150 binh sĩ và 25 xe tăng tới miền Bắc Iraq mà không được sự cho phép của chính quyền Baghdad

tin nhap 20151209085629

Iraq ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Iraq, Haider Abadi hôm 7/12 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân khỏi Iraq trong vòng 24 giờ nếu Ankara không muốn sự việc bị đưa lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

tin nhap 20151209085629

Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập căn cứ quân sự ở Iraq

(PetroTimes) - Nhật báo Hurriyet mới đây đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập một căn cứ quân sự thường trực gần tỉnh Mosul Bashiqah ở miền bắc Iraq, nơi quân đội nước này đang huấn luyện các tay súng người Kurd.

tin nhap 20151209085629

Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân xâm nhập trái phép

(PetroTimes) - Hôm qua (4/12), Chính phủ Iraq đã lên án hành động điều binh sĩ xâm nhập trái phép lãnh thổ nước này của Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, Iraq cũng đề nghị Ankara ngay lập tức chấm dứt hành động kể trên.

Nh.Thạch