Nhân lực trong nền kinh tế số

Thay đổi tư duy và kỹ năng thích ứng

15:00 | 31/10/2019

1,131 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam năm 2019 (VBS 2019), phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn thuế Việt Nam (PWC) - Đối tác tri thức năm thứ 3 liên tiếp của VBS - về một số vấn đề xung quanh CMCN 4.0, chuyển đổi số và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

PV: Thưa bà, số hóa đã trở thành vấn đề quan tâm số 1 trong hầu hết các sự kiện kinh tế gần đây. VBS 2019 cũng không nằm ngoài chủ đề đó?

thay doi tu duy va ky nang thich ung

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: VBS 2019 diễn ra với chủ đề “Việt Nam: Đối tác kinh doanh tin cậy trong kỷ nguyên số” có chủ đích nhằm phân tích sâu về nền kinh tế số, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đã có những nỗ lực vượt bậc để trở thành đối tác tin cậy của nhiều quốc gia trên toàn cầu. VBS 2019 đặc biệt nhấn mạnh sự chuyển dịch nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số và để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng số, lao động phải làm gì, cần có kỹ năng gì… Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ, chúng ta không thể nằm ngoài guồng quay của CMCN 4.0.

PV: Là một chuyên gia kinh tế của một tổ chức có mặt ở 157 quốc gia, từng không ít lần tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới, bà đánh giá như thế nào về môi trường kinh doanh của Việt Nam?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Dựa trên khảo sát, điều tra của PWC trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh được coi là “điểm đến” của các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá mà ngay cả trong nước, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng có những lạc quan nhất định về môi trường kinh doanh Việt Nam, mặc dù vẫn còn những khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Các chỉ số về năng lực cạnh tranh, chỉ số về chi phí tuân thủ pháp luật… đều cải thiện đáng kể khi Việt Nam tăng 10 bậc về năng lực cạnh tranh, là quốc gia tăng mạnh nhất thế giới. Điều đó đã phần nào chứng minh môi trường kinh doanh của Việt Nam đã hấp dẫn hơn nhiều so với trước.

PV: Nhưng như vậy không có nghĩa Việt Nam đã hết những khó khăn, thách thức, thưa bà?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Đúng vậy. Nếu mà nói về khó khăn và thách thức, Việt Nam vẫn đang còn khá nhiều vấn đề mà DN phải đối mặt. Điển hình là về cơ sở hạ tầng, chúng ta vẫn đang thiếu, mặc dù trong những năm vừa qua, các nhà đầu tư và Chính phủ đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cứng như đường xá, cầu cảng, điện, nước… và cơ sở hạ tầng mềm như năng lực quản trị, nguồn nhân lực có chất lượng cao, có kỹ năng… Phải nói rằng, cả hai loại cơ sở hạ tầng đó, chúng ta vẫn còn yếu, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chúng ta cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để có thể nhận được những khoản đầu tư tốt hơn, hút được các nguồn vốn mà chúng ta mong muốn..

Khảo sát do PWC thực hiện với hơn 22.000 người lao động tại 11 quốc gia cho thấy: 77% số người được hỏi sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới ngay từ bây giờ, hoặc muốn được đào tạo lại để cải thiện khả năng tìm được việc làm trong tương lai; 61% nhìn nhận tích cực về các tác động của công nghệ tới công việc hằng ngày; chỉ có khoảng 33% cho biết đang nhận được cơ hội để phát triển các kỹ năng về kỹ thuật số.

PV: Theo bà thế nào là nguồn nhân lực có chất lượng cao, hay nói cách khác là có đủ kỹ năng?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Nói về nguồn nhân lực, không chỉ ở Việt Nam mà theo điều tra của PWC trên toàn cầu đầu năm nay, có tới 79% các CEO cho rằng vấn đề khó khăn nhất của họ là thiếu nhân lực có đủ các kỹ năng cần thiết. Như vậy, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng là vấn đề của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế, DN băn khoăn, đặt câu hỏi: Kỹ năng mà nhân lực chất lượng cao cần có là gì?

Mới đây, một nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam có thể cần đến 500.000 người làm về data. Nhưng theo tôi, đó mới chỉ là tính toán về số lượng người làm trong một lĩnh vực nhỏ là data thôi, còn kỹ năng phải hiểu là nhân sự đó không chỉ viết phần mềm data mà phải hiểu được nó và sẵn sàng ứng dụng nó trong công việc ở bất cứ thời điểm nào. Tiếp đó là kỹ năng sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng tiếp nhận những cái mới để ứng dụng trong công việc. Thời đại ngày nay, công nghệ luôn thay đổi, hôm nay có thể khác ngày hôm qua, không như trước đây, thế hệ cha mẹ của chúng ta có thể làm công việc 30 năm mà không có gì thay đổi. Thậm chí bây giờ còn khác xa nữa là chúng ta không thể hình dung được ngày mai công việc sẽ thay đổi như thế nào.

thay doi tu duy va ky nang thich ung
Nhân lực có kỹ năng chính là nhân lực có chất lượng cao

PV: Như vậy, kỹ năng phải có là tính thích ứng cao, linh hoạt?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Đúng vậy. Ngay cả Diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra năm ngoái mà tôi đã tham dự, các chuyên gia kinh tế cao cấp cũng đề cập đến vấn đề này và câu hỏi đặt ra: Kỹ năng nào là cần thiết nhất cho một con người trong thời đại công nghệ số? Tất cả các chuyên gia đều kết luận: Kỹ năng thích ứng, hay nói cách khác, kỹ năng sẵn sàng đáp ứng mọi thay đổi trong tương lai, là kỹ năng quan trọng nhất. Và, nhân lực có kỹ năng đó chính là nhân lực có chất lượng cao.

PV: Với tiêu chí như vậy, bà đánh giá như thế nào về nguồn nhân lực của Việt Nam?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Nguồn nhân lực của Việt Nam, một phần của cơ sở hạ tầng mềm, còn rất yếu. Ngay cả DN, những người tuyển dụng và sử dụng lao động còn hiểu rất hạn chế về số hóa, kỹ thuật số, chẳng hạn như kinh tế số thực sự là gì, ảnh hưởng như thế nào đến DN?… Nhiều DN chỉ hiểu đơn giản là đầu tư vào công nghệ là được. Nhưng không phải, đó chỉ là một phần rất nhỏ, điều quan trọng nhất là con người. Bởi nếu chúng ta đầu tư vào công nghệ mà không có người làm chủ nó, hiểu biết nó đến tận “chân tơ kẽ tóc” để sử dụng và ứng dụng nó vào công việc, nâng cao hiệu suất công việc, thì đó là đầu tư không hiệu quả. Cho nên, trong nền kinh tế số, quan trọng nhất là thay đổi tư duy của mỗi người, đó chính là cuộc cách mạng về tư duy. Mỗi người trong DN, bản thân từng người, phải thay đổi.

PV: Để có thể trang bị cho mình kỹ năng trong thời kỳ CMCN 4.0, theo bà, lao động Việt Nam phải làm gì?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Không có cách nào khác là phải liên tục trau dồi, học hỏi, trang bị kiến thức để biết ứng dụng công nghệ vào công việc tốt nhất, tốt hơn cả vào ngày mai. Chúng ta cần xác định rõ, nâng cao năng lực là một quá trình liên tục, không bao giờ ngưng nghỉ, bởi đáp ứng sự thay đổi về công nghệ là sự đáp ứng không bao giờ đủ. Bên cạnh đó, thay vì chỉ nói quá nhiều đến công nghệ, Chính phủ phải khuyến khích sự thay đổi tư duy ở mỗi người lao động, mỗi DN, để họ hiểu, tiếp nhận và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả.

PV: Vậy bà có cho rằng, để cuộc cách mạng số thực sự diễn ra ở Việt Nam, hành lang pháp lý cần điều chỉnh, bổ sung, không xa rời thực tế, hỗ trợ hiệu quả cho DN hoạt động?

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân: Do chúng ta đang giai đoạn phát triển nên môi trường pháp lý cũng phải điều chỉnh, bổ sung rất nhanh để phù hợp với thời cuộc. Tuy nhiên, với Việt Nam, điều đó vẫn còn tạo sự e ngại cho DN.

thay doi tu duy va ky nang thich ung
Phòng máy chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản phục vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao về robot tự động hóa tại TPHCM
Nếu đầu tư vào công nghệ mà không có người làm chủ nó, hiểu biết nó đến tận “chân tơ kẽ tóc” để sử dụng và ứng dụng nó vào công việc, nâng cao hiệu suất công việc, thì đó là đầu tư không hiệu quả. Cho nên, trong nền kinh tế số, quan trọng nhất là thay đổi tư duy của mỗi người, đó chính là cuộc cách mạng về tư duy.

Dĩ nhiên, đối với một quốc gia đang phát triển phải xây dựng rất nhiều nền tảng về pháp lý, nhất là trong bối cảnh bất ổn của nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhưng theo tôi, Việt Nam đang nỗ lực làm điều này để DN có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội và tận dụng nó, tạo đà phát triển.

Tiếp nữa, tôi muốn nói về vấn đề an toàn tài sản. Trước đây, chúng ta nghĩ rằng bảo vệ tài sản chỉ là vật chất theo cách hiểu thông thường. Nhưng bây giờ, tài sản gồm cả thông tin, dữ liệu... Đó mới là tài sản quan trọng.

Làm được những điều như vậy, tôi nghĩ, công cuộc số hóa sẽ đạt hiệu quả.

PV: Xin cảm ơn bà.

Đầu tư cho đổi mới sáng tạo phải chấp nhận rủi ro

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã truyền đi thông điệp đó tới cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, tại VBS 2019.

thay doi tu duy va ky nang thich ung
Thứ trường Bùi Thế Duy

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, động lực quan trọng để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình chính là đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. DN áp dụng công nghệ mới sẽ cải thiện năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Đây là thời điểm Việt Nam cần có sự chuyển đổi về chiến lược để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, có 3 thông điệp quan trọng với DN:

Một là, DN đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải chấp nhận rủi ro. Vì rủi ro nhiều thì lợi nhuận lớn. Tất cả các DN đều hiểu khi đã kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro. Không bao giờ DN thành công 100%.

Hai là, mặc dù tri thức là của chung tất cả mọi người, nhưng đến một giai đoạn nào đó, tài sản trí tuệ phải được bảo hộ. Cũng như khai hoang vùng đất mới, ai cắm cờ trước thì những người đến sau không được cắm nữa và trong công nghệ, ai đi trước và được bảo hộ rồi thì người đi sau phải trả tiền mua hoặc thuê công nghệ. DN phải có ý thức bảo hộ cho tài sản trí tuệ của mình cũng như phải đầu tư tìm ra cái mới trước người khác.

Thứ ba, các DN phải thấm nhuần tinh thần muốn đi nhanh phải đổi mới công nghệ, cập nhật công nghệ nhanh nhất, kể cả công nghệ số. Nếu DN muốn đi xa thì phải hấp thụ và làm chủ công nghệ.

Với các DN nhỏ và vừa, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, cần tập trung đổi mới, hấp thụ công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng vào đổi mới quy trình quản lý. Bởi, công nghệ mới cập nhật mà không đổi mới hệ thống quản lý, DN sẽ không thể tận dụng hiệu quả công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới, không nâng cao năng suất lao động.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Cần tập trung đổi mới, hấp thụ công nghệ, trong đó đặc biệt chú trọng vào đổi mới quy trình quản lý. Bởi, công nghệ mới cập nhật mà không đổi mới hệ thống quản lý, DN sẽ không thể tận dụng hiệu quả công nghệ mới để tạo ra sản phẩm mới, không nâng cao năng suất lao động.

Đề cập tới các chính sách giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết, Chính phủ coi đổi mới sáng tạo là mũi nhọn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam. Các hệ thống chính sách dành cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã tương đối đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, đặc biệt là DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy vậy, những chính sách để thúc đẩy DN đổi mới, hấp thụ và phát triển công nghệ vẫn còn đang rất hạn chế, bởi chưa thực tiễn, chưa đến được DN, chưa nhận được sự quan tâm của DN. DN Việt Nam mới chỉ dừng lại ở phân khúc làm chủ công nghệ, chưa có phân khúc tạo ra công nghệ mới.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy đề xuất, Nhà nước cần tháo bỏ rào cản, vướng mắc, sự không đồng bộ giữa các luật và chính sách hiện tại để hỗ trợ DN và người dân. Nhà nước cũng cần “thông” quan điểm đầu tư cho DN là đầu tư lâu dài, tức là nuôi dưỡng năng lực đổi mới khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho DN là chiến lược dài hạn chứ không phải ngay lập tức có phần đóng góp của DN.

Nguyễn Bách

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC HCM 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,800 ▼200K 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,250 ▼200K 74,200 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,150 ▼200K 74,100 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,800 ▼200K 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼500K 84.300 ▼200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 ▼15K 7,510 ▼15K
Trang sức 99.9 7,295 ▼15K 7,500 ▼15K
NL 99.99 7,300 ▼15K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Cập nhật: 25/04/2024 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▼500K 84,300 ▼200K
SJC 5c 82,000 ▼500K 84,320 ▼200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▼500K 84,330 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼99K 73,267 ▼99K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼68K 50,475 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼42K 31,011 ▼42K
Cập nhật: 25/04/2024 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.31 16,295.26 16,818.06
CAD 18,084.86 18,267.53 18,853.61
CHF 27,078.76 27,352.28 28,229.82
CNY 3,428.68 3,463.32 3,574.97
DKK - 3,581.24 3,718.38
EUR 26,509.78 26,777.56 27,963.40
GBP 30,937.15 31,249.64 32,252.22
HKD 3,157.93 3,189.82 3,292.16
INR - 303.56 315.69
JPY 158.10 159.69 167.33
KRW 15.97 17.75 19.36
KWD - 82,247.73 85,536.02
MYR - 5,254.14 5,368.74
NOK - 2,269.41 2,365.76
RUB - 261.89 289.91
SAR - 6,745.43 7,015.11
SEK - 2,290.51 2,387.76
SGD 18,188.62 18,372.35 18,961.78
THB 605.39 672.66 698.42
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,302 16,402 16,852
CAD 18,290 18,390 18,940
CHF 27,333 27,438 28,238
CNY - 3,459 3,569
DKK - 3,596 3,726
EUR #26,730 26,765 28,025
GBP 31,354 31,404 32,364
HKD 3,164 3,179 3,314
JPY 159.56 159.56 167.51
KRW 16.66 17.46 20.26
LAK - 0.89 1.25
NOK - 2,276 2,356
NZD 14,866 14,916 15,433
SEK - 2,287 2,397
SGD 18,203 18,303 19,033
THB 632.07 676.41 700.07
USD #25,148 25,148 25,477
Cập nhật: 25/04/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 25/04/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25155 25155 25477
AUD 16349 16399 16909
CAD 18342 18392 18848
CHF 27509 27559 28112
CNY 0 3463.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26943 26993 27703
GBP 31492 31542 32200
HKD 0 3140 0
JPY 160.89 161.39 165.9
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14917 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18446 18496 19057
THB 0 644.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 17:00