Sự vô tình trong xã hội hiện đại
Câu chuyện một cậu bé bị Hãng Hàng không JetStar Pacific (JPA) bỏ rơi tại sân bay Đà Nẵng cuối tuần trước đang trở thành đề tài nóng trên báo chí những ngày gần đây. Việc một đứa trẻ bị bỏ rơi tại một thành phố lạ là không thể chấp nhận, vậy mà lý giải về sự việc này hãng hàng không ấy lại thản nhiên trả lời rằng đó là một sự cố ngẫu nhiên!
Rất nhiều độc giả đã tỏ ra bất bình vì sự máy móc đến vô tình của những nhân viên hàng không JPA khi họ bỏ rơi cậu bé 13 tuổi ngày 3-6 vừa qua. Tuy sự việc không dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhưng đã khiến những người có lương tâm cay đắng vì sự vô tình của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dù cậu bé đã được gia đình mua vé khứ hồi để bay cùng người nhà trong chuyến bay BL 593 khởi hành lúc 11 giờ 45 phút từ Đà Nẵng về thành phố Hồ Chí Minh. Xong máy bay hết chỗ và cậu bé 13 tuổi là 1 trong 3 hành khách ngẫu nhiên bị bỏ lại với một lý do hết sức thản nhiên: “Máy bay hết chỗ”. Nếu như chuyến bay ấy là một chuyến xe đò tỉnh khi hành khách đến muộn không kịp mua vé thì không được đi, đó là chuyện bình thường. Xong, để được làm hành khách của chuyến bay, cậu bé được gia đình mua vé trước đó nhiều ngày, được hãng hàng không yêu cầu phải có mặt tại sân bay trước 2 tiếng đồng hồ để làm thủ tục, buộc phải có người giám hộ được ủy quyền và có sự xác nhận của chính quyền địa phương thì cậu bé mới được đi trên chuyến bay. Với những quy trình chặt chẽ phải thực hiện như thế vậy mà cậu bé vẫn bị bỏ rơi một cách dễ dàng.
Một đứa trẻ 13 tuổi lang thang cả ngày ở một thành phố lạ thì có biết bao nguy hiểm rình rập. Vậy mà, mặc cho người giám hộ của cậu bé khẩn thiết van xin để cậu bé được cùng bay nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu vô cảm của nhân viên hàng không. Cha mẹ cậu bé cố gắng gọi điện nhờ nhân viên hàng không can thiệp đảm bảo sự an toàn cho con mình nhưng câu trả lời duy nhất mà họ nhận được vẫn là cái lắc đầu, đang bận. May mắn là điều tồi tệ không xảy ra. Nhưng cứ cho rằng mọi đứa trẻ bị bỏ rơi như thế đều may mắn thì việc gạt hành khách vì lý do máy bay hết chỗ cũng không thể chấp nhận.
Câu hỏi đặt ra là điều gì khiến số chỗ trên chuyến bay ít hơn số vé được bán ra? Thật sự đó là câu hỏi không thể trả lời, hoặc chỉ có thể trả lời rằng đó là sự tùy tiện đến mức coi thường khách hàng của nhân viên hàng không. Trường hợp người mua vé máy bay bị gạt ra vì hết chỗ chỉ có thể xảy ra khi nhân viên hàng không xếp chỗ cho người quen của mình; những người không mua vé chuyến bay ấy hoặc mua vé khi đã hết chỗ; nói chung đó là một cách chen ngang để bay. Và để giải quyết những mối quan hệ cá nhân ấy, nhân viên hàng không phải gạt một vài hành khách ra buộc họ phải bay chuyến khác.
Sự tùy tiện, coi thường khách hàng là chuyện không có gì lạ của những doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Xong đây là sự tùy tiện đến mức nhẫn tâm sẵn sàng bỏ rơi một đứa bé mặc cho người thân cậu bé đó có van nài thì không thể chấp nhận được. Càng không thể chấp nhận được khi nhân viên hàng không lại khước từ một việc đơn giản là nghe điện thoại của mẹ cậu bé. Đây là một sự vô cảm kinh người và sự vô cảm ấy lại càng đáng sợ hơn khi nó không còn là điều cá biệt mà rất dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện đại ngày nay.
Trúc Vân
-
Vietnam Airlines dẫn đầu về số lượng chậm hủy chuyến bay
-
Bảo hiểm PVI và Jetstar Pacific Airlines ra mắt Bảo hiểm du lịch StarCARE
-
Kinh doanh hàng không: Hãng “chết yểu”, hãng thoát phá sản vì được ném... “phao”
-
Ném hành lý của khách, 2 nhân viên sân bay bị sa thải
-
Dừng các chuyến bay đến Buôn Ma Thuột
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025