Sản xuất công nghiệp 10 tháng chỉ tăng 9%
Nhìn chung, 10 tháng năm 2022, kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia; thời tiết diễn biến bất thường ở nhiều châu lục… tạo lực cản lớn đối với sự hồi phục kinh tế toàn cầu.
![]() |
Sản xuất điện thoại di động có tháng đầu tiên giảm sút sản lượng. |
Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó. Cụ thể: Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 2,8%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 4,1% tại thời điểm đầu năm 2022. Fitch Ratings điều chỉnh tăng trưởng toàn cầu năm 2022 giảm 0,5 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng trưởng 2,9% tại thời điểm tháng 6/2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tại thời điểm tháng 4/2022...
Là một nền kinh tế có độ mở rộng nhưng kinh tế vĩ mô nước ta được đánh giá là vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành chủ động, linh hoạt. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp… đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 tháng năm 2022.
Tuy nhiên, do tác động từ tình hình thế giới dẫn tới giá xăng dầu và một số nguyên liệu đầu vào trong nước liên tục tăng cao, kéo theo giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng, đã ảnh hưởng đến sức mua và nguồn cung trong nước, tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.
Thị trường quốc tế có những diễn biến không thuận lợi như nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn suy yếu; xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng, việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược “Zero Covid” kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt đã dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng… đã ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam
Theo chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,5 điểm trong tháng 9, thấp hơn một chút so với 52,7 điểm của tháng 8 nhưng vẫn báo hiệu mức cải thiện liên tục của các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng tiếp tục tăng mạnh; Áp lực lạm phát đã giảm; Tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm tăng.
Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại kể từ tháng 9 ở những ngành hàng xuất khẩu lớn như (dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...), một số công ty bán được lượng hàng ít hơn dự kiến khiến các nhà sản xuất hạn chế tăng sản lượng trong tháng 10. Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão gây mưa lớn nên một số ngành như khai thác khoáng sản, chế biến hải sản và một số ngành sản xuất sản phẩm khác sản lượng giảm...
Do vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 10 ước tính chỉ tăng 3% so với tháng trước (công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,4%) và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Sản xuất công nghiệp nước ta bị ảnh hưởng không nhỏ từ cung cầu thế giới. |
Tính chung 10 tháng, IIP ước tính tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,6%; khai khoáng tăng 5%, sản xuất và phân phối điện nước tăng 7,8%.
Chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2022 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống tăng 31,5%; sản xuất trang phục tăng 19,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 17,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 16,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 17,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 12,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 11%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 10 tháng năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước như: ô tô tăng 16,4%; xe máy tăng 7,9%; quần áo mặc thường tăng 10,7%; giầy dép da tăng 9,3%; thuốc lá bao các loại tăng 9%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 5,4%; sản xuất kim loại giảm 1,5%. Đáng chú ý, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 10 tháng năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm trước như: quặng aptit giảm 14,4%; sắt thép thô giảm 15,3%; điện thoại di động giảm 5,1%; ti vi giảm 1,4%; giày dép da giảm.
Thành Công
Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng trưởng 9,4% | |
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu chững lại? | |
Bắc Giang đứng đầu cả nước về phục hồi sản xuất công nghiệp |
-
Tin tức kinh tế ngày 6/3: Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 7,2%
-
Tin tức kinh tế ngày 9/2: Giá sầu riêng giảm mạnh sau Tết
-
Công nghiệp Việt Nam với sứ mệnh tăng trưởng "hai con số"
-
Tin tức kinh tế ngày 6/1: Sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong 4 năm qua
-
Công nghiệp Việt Nam năm 2024: Thành tựu và hạn chế
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Tin tức kinh tế ngày 9/5: Hơn 165.000 gian hàng thương mại điện tử đóng cửa
-
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới