Nợ và những hệ lụy trong nền kinh tế thị trường

10:33 | 11/07/2016

1,011 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một trong những điểm nóng nổi bật của thế giới đương đại là tình trạng nợ gia tăng khó kiểm soát với những hệ lụy ngày càng nặng nề trên mọi quy mô và cấp độ…
no va nhung he luy trong nen kinh te thi truong
Người dân Hy Lạp xuống đường biểu tình do các chính sách thắt chặt của Chính phủ trong bối cảnh nợ công nước này tăng cao.

Về phương diện kinh tế - xã hội, nợ ngày càng trở thành căn bệnh mãn tính, phổ biến và đặc trưng có tính chất thời đại, hầu như không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp và quốc gia nào. Nợ bao gồm cả nợ công và nợ tư, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của hoạt động quản lý nhà nuớc và đầu tư doanh nghiệp. Một nước, một doanh nghiệp có thể vừa là chủ nợ, lại vừa là con nợ.

Đồng thời, thực tế cũng đang cho thấy ngày càng đậm hơn xu hướng tương tác lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ, cũng như sự chuyển hóa và chế định lẫn nhau giữa nợ công và nợ tư. Một mặt, nợ công được tài trợ bởi nguồn vốn tư nhân qua việc phát hành các công cụ nợ công như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước và các chứng khoán nợ khác. Mặt khác, khi có sự cố lớn trên thị trường nợ tư nhân sẽ gây nguy cơ đổ vỡ kinh tế và sự giảm mạnh các nguồn thu NSNN trong nước, thì dù muốn hay không, sớm hay muộn, Chính phủ đều buộc phải viện đến các gúi hỗ trợ và tăng chi tiêu công trị giá nhiều tỷ USD nhằm phong tỏa các nguy cơ và hệ quả tiêu cực, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu, giải cứu nợ và giữ ổn định nền kinh tế.

Vì vậy, thị trường nợ và các hoạt động mua - bán nợ theo nguyên tắc thị trường dường như ngày càng là thị trường sôi động nhất, đồng thời, đang và sẽ không ngừng gia tăng cả về yêu cầu, quy mô và sự đa dạng hóa các sản phẩm, cùng các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.

Về phương diện kinh tế - đầu tư, nợ ngày càng trở thành tiêu điểm hội tụ và phản ánh động thái chu kỳ kinh tế thị trường. Các hoạt động đầu tư ngành, lĩnh vực thái quá, nhất là đầu cơ mù quáng, cảm tính, phong trào, cũng như bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ… tất yếu dẫn đến dư thừa và chênh lệch cơ cấu cung - cầu thị truờng. Điều này được phản ánh trực tiếp và gián tiếp thông qua sự gia tăng đột biến tổng dư nợ và nợ khó đòi, gắn với sự bùng nổ và đổ vỡ bong bóng đầu tư, tăng dư lượng hàng tồn đọng và sự giảm giá trị tài sản thế chấp trong cơ cấu tín dụng ngân hàng thương mại. Đặc biệt, những khoản cho vay “duới chuẩn” hoặc “lệch chuẩn” an toàn với sự đồng lừa của những người trong cuộc, cũng như sự thiếu kiểm soát và cảnh báo kịp thời từ các cơ quan hữu quan, cú thể trực tiếp trở thành nguyên nhân tạo ra cuộc khủng hoảng nợ xấu, đòi hỏi những chi phí giải cứu đắt đỏ và kéo dài…

Về phương diện kinh tế - chính trị, nợ và các điều kiện về nợ ngày càng trở thành tác nhân và công cụ mạnh mẽ chi phối đời sống chính trị và chính sách quốc gia. Quan điểm và quá trình xử lý nợ không chỉ phản ánh quan điểm chính trị, lợi ích và tương quan lực lượng xá hội trong nước và quốc tế, mà còn phản ánh vị thế của con nợ và chủ nợ. Trong quá trình xử lý nợ, nhiều nuớc cần đến các gói giải cứu của các nước, tổ chức tài chính khu vực và quốc tế, song không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Những điều kiện tín dụng ngày càng ngặt nghèo, nhất là tạo áp lực thắt chặt chi tiêu, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường nhiều mặt, từ sự suy giảm kinh tế, những cuộc biểu tình đòi tăng chi hỗ trợ an sinh xã hội, giúp doanh nghiệp vượt khó, đến những cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và kiến nghị đòi từ chức, thay đổi nhân sự chính quyền cấp cao…

Về tổng thể, các động thái nợ và động thái kinh tế chu kỳ ngày càng gắn kết với nhau và mang tính quốc tế cao, cả về nguyên nhân, tác động lẫn những giải pháp nhằm đối phó với chúng. Quá trình tích tụ những lệch lạc trong cơ cấu đầu tư, sự hình thành và lan toả làn sóng nợ xấu trong mỗi ngành cá biệt, cũng như trong xã hội, đó đang và sẽ ngày càng trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự tích tụ và bùng nổ các chấn động, thậm chí là sự chồng lấn, rút ngắn khoảng cách, "mờ dần" và đan xen gianh giới giữa các giai đoạn của chu kỳ kinh tế.

no va nhung he luy trong nen kinh te thi truong
Ảnh minh họa.

Nói cách khác, ngày càng có sự gắn kết sâu đậm và tác động qua lại nhạy cảm và trực tiếp hơn giữa khủng hoảng kinh tế chu kỳ với khủng hoảng cơ cấu, đặc biệt là khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Thành thử, những giải pháp đối phó với chu kỳ ngày càng mang tính chất tài chính - tiền tệ, tri thức và quốc tế hoá hơn. Các thị trường tài chính ngày càng đóng vai trò động lực và tấm gương hội tụ, phản chiếu nhạy cảm, trực tiếp và tập trung nhất đời sống kinh tế vĩ mô cũng như vi mô, quốc gia cũng như quốc tế. Các nguồn lực tài chính và các chính sách tài chính-tiền tệ (được nhân bội sức mạnh bởi tính quốc tế hóa và hiện đại húa của mình) ngày càng vừa là nguồn gốc, vừa là giải pháp chủ yếu mở đường thoát ra khỏi khủng hoảng, cả ở cấp độ quốc gia, cũng như trên phạm vi thế giới.

Trong nền kinh tế hiện đại ngày càng xuất hiện cái gọi là "hiệu ứng của cải". Có tới khoảng 40% tài sản các hộ gia đình và 60% các quỹ trợ cấp trong các nước cụng nghiệp phát triển chủ yếu được đầu tư vào các thị trường chứng khoán. Với những quan hệ dây chuyền phức tạp, một sự đổ vỡ- thậm chí từ thị trường của một nước - cũng có thể tạo ra chuỗi bùng nổ, đổ vỡ nhanh, mạnh trên diện rộng, lan đến trung tâm thông qua các kênh nợ nần và lưu thông tự do trên thị trường vốn, thị trường hàng hoá và các công cụ nợ phái sinh, cùng các dịch vụ tài chính – tiền tệ quốc tế ngày càng hiện đại và đa dạng khỏc.

Khi đó, "hiệu ứng của cải" có khả năng biến suy giảm thị trường (chẳng hạn, thị trường bất động sản) thành suy giảm kinh tế, làm giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng sự bỏ chạy của vốn đầu tư. Đến lượt mình, sự đình trệ thị trường và đình trệ đầu tư cộng hưởng với nhau sẽ làm mất động lực tăng trưởng kinh tế, gia tăng áp lực thất nghiệp và bảo đảm an sinh xó hội, cựng những hệ quả đa dạng tiêu cực khác….Nói cách khác, chính sự phát triển vô hạn độ khả năng tích tụ, dồn nén, vận chuyển những năng lực tài chính toàn cầu cho các hoạt động đầu tư kinh doanh quốc gia và quốc tế, trong khi thiếu một cơ chế quốc tế giám sát an toàn cần thiết cho những hoạt động này, lại được khuếch đại thêm bởi nhu cầu thị trường vô cùng linh hoạt, vòng đời sản phẩm rút ngắn hơn và thông tin thị trường chưa được coi trọng phát triển đúng mức, đồng thời chế độ tỷ giá giữa các nước vừa có sự khác biệt nhau, vừa thiếu "chuẩn" điều chỉnh... đã, đang và sẽ ngày càng trở thành đầu mối của những chấn động kinh tế trong xã hội hiện đại và tương lai.

Cùng với các động thái ngày càng phức tạp của nợ và những hệ lụy, cũng như trong xu hướng mở cửa và hội nhập toàn cầu húa, thế giới tương lai là một bức tranh không cố định cả về mầu sắc và bố cục. Độ nhạy cảm và phụ thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề và sự kiện kinh tế trong và ngoài nước ngày càng gia tăng. Các định chế tài chính khu vực và quốc tế ngày càng ảnh hưởng tới cỏc động thái chính sách và định hướng phát triển kinh tế của mỗi nước. Một cuộc khủng hoảng tài chính - nợ ngày càng khú kiểm soát, nên việc phòng ngừa chúng sẽ rẻ hơn và dễ hơn so với khi đó xẩy ra. Nhà nước cú vai trũ ngày càng to lớn trong cuộc chiến với cỏc chấn động cơ cấu hoặc chu kỳ kinh tế, nhất là khủng hoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xẩy ra ở trong nước hay nước ngoài, nguyên nhân không trực tiếp từ sai lầm của Chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước.

Không thể lảng tránh hoặc che đậy nhưng cũng không thể đối diện với nợ một cách duy ý chí. Để vượt qua cỏc cuộc khủng hoảng nợ và hệ lụy của nợ trong kinh tế thị trường, thời gian gần đây, chính phủ nhiều nước ngày càng thống nhất nhận thức về sự cần thiết phải có sự hài hòa trong thắt chặt thận trọng và linh hoạt nới lỏng chính sách tài chính - tín dụng để kích thích kinh tế; điều chỉnh sản xuất để phù hợp cầu hoặc kích thích lượng cầu mới có khả năng thanh toán cao ở thị trường trong nước, cũng như thị trường quốc tế.

Điều cú ý nghĩa hết sức quan trọng là cần trỏnh những ngộ nhận lợi ích một chiều của nợ; xác định và quản lý “trần” nợ, sử hiệu quả nợ; làm tốt cụng tỏc thụng tin, dự bỏo và giỏm sỏt, cảnh bỏo an toàn nợ, nhất là an toàn cho hệ thống tài chớnh-ngõn hàng; ngăn chặn những hành vi lạm dụng và đầu cơ mù quáng, cảm tính đám đông - nhân tố nhạy cảm của khủng hoảng nợ.

Một thống kê được đưa ra vào năm 2011cho thấy:

Hoa Kỳ: GDP đến 2011 đạt 15.040 tỉ USD nhưng tỉ lệ nợ nước ngoài lên tới 99,46% GDP;

Hungary: GDP đạt 195,9 tỉ USD và tỉ lệ nợ là 110,3% GDP;

Italy: GDP đạt 1.826 tỉ USD và tỉ lệ nợ là 136,6% GDP;

Australia: GDP đạt 917,7 tỉ USD và tỉ lệ nợ là 139,9% GDP;

Tây Ban Nha: GDP đạt 1.411 tỉ USD và tỉ lệ nợ là 169,5% GDP;

Đức: GDPC đạt 3.085 tỉ USD và tỉ lệ là 183,9% GDP;

Pháp: GDP đạt 2.210 tỉ USD và tỉ lệ nợ 254,4% GDP;

Anh: GDP đạt 2.250 tỉ USD và tỉ lệ nợ là 451,4%)…

TS.Nguyễn Minh Phong

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 83,500 85,700
AVPL/SJC HCM 83,500 85,700
AVPL/SJC ĐN 83,500 85,700
Nguyên liệu 9999 - HN 73,150 74,050
Nguyên liệu 999 - HN 73,050 73,950
AVPL/SJC Cần Thơ 83,500 85,700
Cập nhật: 05/05/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.100 74.950
TPHCM - SJC 83.500 85.900
Hà Nội - PNJ 73.100 74.950
Hà Nội - SJC 83.500 85.900
Đà Nẵng - PNJ 73.100 74.950
Đà Nẵng - SJC 83.500 85.900
Miền Tây - PNJ 73.100 74.950
Miền Tây - SJC 83.500 85.900
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.100 74.950
Giá vàng nữ trang - SJC 83.500 85.900
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.100
Giá vàng nữ trang - SJC 83.500 85.900
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.100
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.000 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.100 55.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.920 43.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.450 30.850
Cập nhật: 05/05/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,285 7,490
Trang sức 99.9 7,275 7,480
NL 99.99 7,280
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,260
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,350 7,520
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,350 7,520
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,350 7,520
Miếng SJC Thái Bình 8,360 8,580
Miếng SJC Nghệ An 8,360 8,580
Miếng SJC Hà Nội 8,360 8,580
Cập nhật: 05/05/2024 12:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,500 85,900
SJC 5c 83,500 85,920
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,500 85,930
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900
Nữ Trang 99.99% 73,000 74,000
Nữ Trang 99% 71,267 73,267
Nữ Trang 68% 47,975 50,475
Nữ Trang 41.7% 28,511 31,011
Cập nhật: 05/05/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,354.34 16,519.54 17,049.50
CAD 18,090.38 18,273.11 18,859.33
CHF 27,341.37 27,617.55 28,503.54
CNY 3,436.06 3,470.77 3,582.65
DKK - 3,598.26 3,736.05
EUR 26,625.30 26,894.25 28,085.20
GBP 31,045.53 31,359.12 32,365.15
HKD 3,169.44 3,201.45 3,304.16
INR - 303.80 315.94
JPY 161.02 162.65 170.43
KRW 16.21 18.02 19.65
KWD - 82,506.00 85,804.46
MYR - 5,303.65 5,419.33
NOK - 2,286.73 2,383.82
RUB - 265.97 294.43
SAR - 6,753.59 7,023.59
SEK - 2,299.45 2,397.08
SGD 18,345.10 18,530.40 19,124.88
THB 611.06 678.96 704.95
USD 25,117.00 25,147.00 25,457.00
Cập nhật: 05/05/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,456 16,476 17,076
CAD 18,235 18,245 18,945
CHF 27,506 27,526 28,476
CNY - 3,435 3,575
DKK - 3,572 3,742
EUR #26,449 26,659 27,949
GBP 31,283 31,293 32,463
HKD 3,119 3,129 3,324
JPY 161.69 161.84 171.39
KRW 16.52 16.72 20.52
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,252 2,372
NZD 14,995 15,005 15,585
SEK - 2,270 2,405
SGD 18,246 18,256 19,056
THB 637.99 677.99 705.99
USD #25,100 25,100 25,457
Cập nhật: 05/05/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,157.00 25,457.00
EUR 26,777.00 26,885.00 28,090.00
GBP 31,177.00 31,365.00 32,350.00
HKD 3,185.00 3,198.00 3,304.00
CHF 27,495.00 27,605.00 28,476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16,468.00 16,534.00 17,043.00
SGD 18,463.00 18,537.00 19,095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18,207.00 18,280.00 18,826.00
NZD 0.00 15,007.00 15,516.00
KRW 0.00 17.91 19.60
Cập nhật: 05/05/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25170 25170 25457
AUD 16588 16638 17148
CAD 18360 18410 18865
CHF 27797 27847 28409
CNY 0 3473 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27081 27131 27841
GBP 31618 31668 32331
HKD 0 3250 0
JPY 164.03 164.53 169.07
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0371 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 15068 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18623 18673 19227
THB 0 651.5 0
TWD 0 780 0
XAU 8350000 8350000 8550000
XBJ 6500000 6500000 7280000
Cập nhật: 05/05/2024 12:00