Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) khu vực phía Bắc
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan Đảng, Quốc hội, Bộ, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp là chủ đầu tư và các đơn vị điện lực, năng lượng: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoảng sản Việt Nam; đại diện khách hàng sử dụng điện có quy mô lớn và nhiều cơ quan báo chí.
Cục trưởng Cục Điều tiết Điên lực Trần Việt Hoà phát biểu khai mạc hội thảo. |
Thông tin về mục đích tổ chức hội thảo, đại diện Cục Điều tiết Điện lực cho biết, Luật Điện lực năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi các luật khác có liên quan vào các năm 2012, năm 2018, năm 2022 và năm 2023 (nội dung sửa đổi năm 2023 về giá điện có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Triển khai nhiệm vụ được Chính phủ giao, trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Điện lực, Bộ Công Thương đã đề xuất và được Chính phủ thông qua dự kiến xây dựng Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn về quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; phát triển năng lượng tái tạo; phát triển thị trường điện, mua bán, cung cấp dịch vụ điện và giá điện; cấp phép hoạt động điện lực; vận hành hệ thống điện và an toàn điện, an toàn đập, hỗ chứa thủy điện.
Cho đến nay, Bộ Công Thương (Ban soạn thảo, Tổ biên tập) đã hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đăng tải lấy ý kiến công khai của các Bộ, ngành, tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp, người dân từ 29/3/2024.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực |
Theo đó, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có 9 chương, 94 điều. Trong đó có nhiều nội dung mới phù hợp với xu hướng phát triển của ngành điện/năng lượng tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết Điên lực bày tỏ mong muốn qua hội thảo, Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục được lắng nghe ý kiến góp ý trực tiếp của các cơ quan, tổ chức (đặc biệt là các đối tượng chịu tác động trực tiếp, các chuyên gia, các nhà khoa học) để tổng hợp, nghiên cứu, xem xét bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Theo chương trình, trong hôm nay, các đại biểu sẽ nghe thành viên Ban soạn thảo giới thiệu về các nhóm nội dung chính của dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Báo cáo và thảo luận, đóng góp ý kiến về các chuyên đề Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; chuyên đề về Phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới và các vấn đề chung.
Trong ngày mai 4/5/2024 sẽ báo cáo, thảo luận, góp ý về chuyên đề Thị trường điện và một số nội dung liên quan đến hoạt động mua bán trên thị trường điện; chuyên đề về Giá điện và hợp đồng mua bán điện; chuyên đề về Vận hành hệ thống điện, quản lý nhu cầu điện; chuyên đề về Giấy phép hoạt động điện lực; An toàn điện, an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
P.V
-
Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam
-
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, tiêu thụ và tham gia vào thị trường điện
-
Giá dầu hôm nay (9/10): Tăng nhẹ trong phiên giao dịch
-
Giá dầu hôm nay (8/10): Dầu thô giảm trong phiên
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước