Năm bài học từ Afghanistan và Iraq dành cho Libya

16:07 | 19/09/2011

680 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi Đế chế Gaddafi sụp đổ, giờ đây người dân Libya phải đối mặt với một thực tế: Liệu chính quyền mới có đem lại cho họ được một cuộc sống tốt hơn không, và trên hết, là khi nào?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết họ phải chắc chắn rằng: sẽ không lặp lại những sai lầm mà Afghanistan và Iraq từng mắc phải, sau sự sụp đổ của Taliban (2001) và chế độ Sadam Hussein (2003) do đã chọn sai đường lối để tiến tới dân chủ hóa.

Những thể chế mới ở Libya đang phải tự mình vượt qua một chặng đường dài

Và bây giờ, cả hai đã trở thành những đất nước bạo lực nhất và có dân số thấp nhất thế giới. Ở hai nước này, những điều kinh khủng xảy ra hàng ngày như cơm bữa, tin tức trong ngày chỉ là về những vụ tấn công bằng bom kèm theo hàng chục người bị thiệt mạng.

Điều này không đảm bảo cho sự thành công của một Libya mà chỉ giúp ích một phần nào đó.

Xin được gửi tới bạn đọc năm bài học rút ra từ thất bại của Afghanistan và Iraq, dành cho Libya.

1. Lính bộ binh

Sự hiện diện của lực lượng vũ trang ngoại quốc chính là chất xúc tác cho những phản ứng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Theo các chuyên gia, sai lầm lớn nhất của Libya là họ đã đưa vào lực lượng an ninh của mình nhiều nhóm nhỏ những binh lính ngoại quốc. Những binh sĩ này gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ và thói quen của địa phương nơi họ đang ở.

Chuyên gia giải quyết xung đột, Giám đốc Trung tâm Xây dựng Hòa bình Na Uy, ông Mariano Aguirre cho rằng, sự hiện diện của quân đội ngoại quốc sẽ góp phần làm giảm đi tình cảm dân tộc và chống chủ nghĩa thực dân.

Ông này cho biết, những người lính tự do vào các nhà dân, xâm phạm quyền riêng tư của người dân, những người phụ nữ thì bị khám xét và tra tấn, giống như ở Abu Ghraib hay ở Guantanamo… Tất cả những việc trên không giúp ích được gì, mà ngược lại đã gây ra làn sóng phải đối từ phía dân chúng”.

Vì vậy, ông Aguirre nhớ lại, đây chính là những gì đã xảy ra ở Afghanistan và Iraq, những nơi mà những vị lãnh đạo địa phương đã lợi dụng sự hiện diện của người ngoại quốc để kiếm lời qua việc gây ra sự khích động trong quần chúng.

Hoặc, theo những ngôn từ của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates: "Bất kỳ một vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nào đề xuất với Tổng thống của ông ta việc gửi quân đến châu Á, Trung Đông hoặc châu Phi thì cần phải "xem lại đầu óc của ông ta”, giống như những lời tế nhị của Tướng MacArthur".

2. Gỡ bỏ lực lượng an ninh

Ông Aguirre cho hay: "Việc Iraq chia rẽ lực lượng an ninh của họ là một sai lầm vô cùng quan trọng, đã gây ra hai vấn đề: lực lượng quân xâm lược phải chịu thêm trách nhiệm mặt an ninh và những binh sĩ bị sa thải sẽ tham gia vào các cuộc nổi loạn".

Theo ghi nhận của các chuyên gia, phần lớn những binh sĩ trong lực lượng quân liên minh đều không biết nói tiếng địa phương lẫn nhận biết những đặc điểm của người dân bản xứ nên việc "phân biệt đồng minh với quân địch đã trở thành việc không thể hoàn thành được”. Những "người làm ăn tư nhân, vì thất vọng, vì thù hằn hoặc vì lý do chính trị cũng tham gia vào cuộc nổi dậy”.

"Đây là một thách thức lớn cho Libya, hãy xem họ làm cách nào để kết hợp lực lượng cảnh sát của chế độ cũ, chế độ Gaddafi, với các phần tử nổi dậy".

3. Loại bỏ các tổ chức

Các nhà lãnh đạo mới trong chính phủ Libya đều có chung một quan điểm: Họ sẽ làm gì với bộ máy tổ chức của ông Gaddafi.

Chuyên gia quốc tế George Joffe của trường Đại học Cambridge (Anh), mô tả việc này bằng những từ ngữ sau: "Nếu bạn tự mình loại bỏ toàn bộ hệ thống, như ở Iraq, bạn sẽ tạo ra sự hỗn loạn. Nếu bạn không làm như thế, bạn sẽ phải đối diện với một chế độ độc tài mới".

Theo chính trị gia, chuyên gia về quan hệ quốc tế Richard Young, giám đốc của FRIDE đã chỉ rằng, "sai lầm lớn nhất mà Iraq mắc phải là họ đã loại bỏ tất cả những cơ quan chức năng có liên quan đến Đảng Batah”.

Ông Young nói với BBC: "Nếu cộng đồng quốc tế muốn giúp đỡ thì họ nên hợp tác với các tổ chức hiện có, với các nhóm truyền thống mà vẫn còn giữ lại được sự tín nhiệm từ dân chúng".

Đối với ông Young, một "hiệp ước chính trị toàn diện” là điều cần thiết. "Sẽ có người không chấp nhận những điều luật mới của trò chơi, không thể làm việc được với những người đó, nhưng việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa ra sự cộng tác với tổ chức mới và để nguyên những thay đổi của chế độ trước".

4. Áp đặt mô hình tự do phương Tây

Các chuyên gia đồng ý rằng, việc áp đặt mô hình tự do phương Tây là không thể

Ông Young nhớ lại rằng, nơi đã không tồn tại một truyền thống theo đúng nghĩa của nó, "để áp đặt một mô hình dân chủ tự do là rất phức tạp và có thể nó sẽ phản tác dụng". Đó là một bài học phải trả giá của cả Afghanistan và Iraq.

iều khó khăn nhất là việc khu vực các bộ lạc thiểu số chấp nhận mô hình mới này, giống như mô hình xã hội ở Libya. Nếu cho họ quá nhiều đặc quyền, sẽ có nguy cơ là hệ thống chính trị biến thành thị trường, như đã xảy ra ở Afghanistan".

Giáo sư Joffe cho biết thêm rằng, mô hình tự do phương Tây là một công thức "không cần thiết toàn cầu hóa".

"Các giá trị cơ bản tạo ra sự công bằng xã hội và sự tham gia chính trị tồn tại trong những nền văn hóa, nền văn minh khác được biểu hiện theo những cách khác nhau", ông Joffe giải thích.

Ông nói thêm: "Chúng ta phải học cách khiêm nhường để chấp nhận rằng, các nước này có cơ chế riêng để đạt được mục tiêu của họ và những gì chúng ta nên làm là hỗ trợ họ, không áp đặt tầm nhìn của chúng ta lên họ".

5. Khuyến khích tham nhũng

Theo ông Aguirre, "một lỗi lầm khác của Mỹ là đã đầu tư quá nhiều vốn một cách vô trách nhiệm, việc này đã giúp sức đẩy mạnh tham nhũng quốc tế và trong nước, giống như ở Afghanistan và Iraq".

Với kinh nghiệm thu được khi chuyển đổi từ chế độ Suharto ở Indonesia, Giám đốc Ngân hàng Thế giới, bà Sri Mulyani Indrawati đã viết về Libya trong một bài báo với tiêu đề "Chiến thắng quá trình chuyển đổi", trong bài báo, bà kêu gọi chính phủ mới hãy thúc đẩy việc tạo ra một tổ chức chống tham nhũng.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesi phát biểu: "Minh bạch và trách nhiệm chỉ là những ý tưởng mạnh mẽ với sự hỗ trợ gần như là toàn cầu, điều này có nghĩa là các nhà lãnh đạo mới không nên từ bỏ chúng khi cuộc chiến trở nên khó khăn".

"Xã hội dân sự, cộng đồng địa phương, đại diện của những người nghèo và phụ nữ luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề này và họ thường là những người đưa ra những ý kiến quyết định cuối cùng trong mọi vấn đề".

Hà KhổngBBC