Mỹ phản pháo Trung Quốc trên “chiến trường” châu Phi

16:03 | 08/10/2018

672 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 6/10, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump kết thúc chuyến thăm châu Phi bốn ngày. Cũng trong ngày 6/10, Washington thông báo thành lập một ngân quĩ 60 tỉ USD dành cho phát triển tại châu Phi và các nước đang phát triển. Truyền thông Mỹ cho đây là những động thái giúp Hoa Kỳ giành lại vị trí ảnh hưởng nhất tại châu Phi sau khi để mất vào tay Trung Quốc cách đây một thập kỷ.  
my phan phao trung quoc tren chien truong chau phiThịt lợn hơi rục rịch tăng giá sau “bão” dịch tả lợn châu Phi
my phan phao trung quoc tren chien truong chau phiTrung Quốc rót hàng tỷ USD vào châu Phi: Sự lựa chọn khôn ngoan?
my phan phao trung quoc tren chien truong chau phiTrung Quốc hứa sẽ đầu tư thêm 60 tỷ USD vào châu Phi
my phan phao trung quoc tren chien truong chau phi
Đệ Nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump thăm Ghana ngày 3/10

Chuyến thăm châu Phi bốn ngày của Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump bắt đầu từ Ghana tới Malawi, Kenya và Ai Cập.

Nhân chuyến đi này, Đệ nhất Phu nhân Mỹ muốn nhân rộng và cổ vũ cho sáng kiến “Be Best” của bà, tập trung vào nỗ lực cải thiện an sinh cho trẻ em.

Chuyến công du bày tỏ thiện chí của bà được thực hiện nhiều tháng sau khi Tổng thống Donald Trump gây bão khi dùng những lời lẽ đầy miệt thị để mô tả châu lục này, khơi lên những lời chỉ trích tố cáo ông Trump là người kỳ thị sắc tộc.

Ông John Campbell, nhà nghiên cứu cao cấp về châu Phi tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nhận định: “Chuyến đi của Đệ nhất Phu nhân, theo tôi, cho thấy là người Mỹ, chính sách của Mỹ, và chính phủ Mỹ có nhiều mặt đa dạng, và mang nhiều ý nghĩa hơn, so với vài ba dòng tin nhắn tải lên trang Twitter”.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của đệ nhất phu nhân Mỹ đến châu Phi và cũng là chuyến đi nước ngoài một mình đầu tiên của bà. Chuyến thăm của bà Trump còn bao gồm việc thúc đẩy cho công việc của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Donald Trump đã hai lần đề xuất cắt giảm gần một phần ba kinh phí của cơ quan này, nhưng không được các nhà lập pháp chấp thuận.

Bà Trump đã rời Ai Cập để về lại Mỹ trong ngày 6/10.

Cũng chính vào ngày này, Hoa Kỳ thông báo thành lập một cơ quan mới dành cho phát triển tại châu Phi và các nước đang phát triển. Cơ quan mới IDFC (International Development Finance Corporation) được cấp một ngân quỹ trị giá 60 tỷ USD trong vòng 7 năm, đã được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua với đa số gần như tuyệt đối: 93 phiếu thuận và 6 chống.

Theo truyền thông Mỹ, IDFC được nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa xem như là một công cụ ngoại giao kinh tế dùng để chống lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi.

Tờ Washington Post dẫn lời nhiều nghị sĩ Cộng hòa Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đẩy một số nước nghèo châu Phi rơi vào chiếc bẫy nợ để rồi sau đó chiếm lấy quyền kiểm soát nhiều cơ sở hạ tầng. Vì thế, những vị nghị sĩ này đệ trình dự án IDFC như là một giải pháp thay thế an toàn hơn cho kiểu ngoại giao nợ của Trung Quốc.

Nghị sĩ Cộng hòa, ông Bob Corker khẳng định: “IDFC sẽ giúp đỡ những nước đó trở nên tự cung tự cấp hơn”. Nghị sĩ đảng Dân chủ, ông Chris Coons còn cho rằng “IDFC sẽ giúp giảm tình trạng nghèo khổ tại những vùng có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời cho phép đối phó với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại các quốc gia đang phát triển”.

Trước năm 2008, Mỹ luôn đứng đầu danh sách các nước đầu tư tại châu Phi. Nhưng vị trí này đã bị Trung Quốc giành mất cách đây một thập kỷ. Châu Phi là nơi chứng kiến ảnh hưởng kinh tế và cả tham vọng chiến lược của Bắc Kinh đang lớn dần trong những năm qua. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Giá trị thương mại song phương trong năm 2014 đã đạt mức kỷ lục là 220 tỷ USD. Tờ Forbes đánh giá rằng trong 50 năm qua, hoạt động kinh tế của Mỹ tại châu Phi không có nhiều thay đổi, phần lớn tập trung vào năng lượng, tài chính và hỗ trợ nhân đạo. Chiếm 90% trong thương mại Mỹ-châu Phi là xuất khẩu dầu thô.

Giữa tháng 7/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến châu Phi trong khuôn khổ chuyến thăm 4 quốc gia tại lục địa này nhằm thắt chặt mối quan hệ kinh tế và quân sự.

Nhân chuyến thăm đó, Trung Quốc quyết định chọn Djibouti là nơi mở căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại. Cũng trong tháng 7/2018, Bắc Kinh còn tổ chức diễn đàn quân sự Trung Quốc - châu Phi đầu tiên.

Lợi ích của Trung Quốc ở châu Phi không chỉ là thương mại, châu lục này còn là nơi cung cấp các nguyên liệu thô mà Trung Quốc không thể kiếm được ở nơi khác. Về mặt ngoại giao, châu Phi mang đến cho Bắc Kinh một khối đồng minh lớn trong Liên Hợp Quốc.

Ian Taylor, chuyên gia về châu Phi tại Đại học St. Andrews (Scotland), nói Mỹ mất dần sức ảnh hưởng ở châu Phi vì họ không coi trọng nơi này, xem sự lệ thuộc của châu Phi vào Mỹ là "chuyện hiển nhiên". "Người Mỹ có vẻ như chỉ nhìn châu Phi qua lăng kính an ninh... vốn hoàn toàn khác so với cách nhìn của người Trung Quốc. Họ nhìn nó qua khía cạnh kinh tế”, chuyên gia Taylor nhận xét. Tuy nhiên với việc thông qua quĩ 60 tỉ USD dành cho phát triển ở châu Phi, xem ra người Mỹ đã nhận ra điều gì đó từ thất bại của họ trước Trung Quốc ở châu Phi.

G.K

AFP