Một thời đạn bom, một thời hòa bình...

07:00 | 19/12/2012

2,550 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Mùa đông 1972, Hà Nội gồng mình chống lại 36.000 tấn bom vào miền Bắc Việt Nam với âm mưu "đưa Hà Nội trở về thời kì đồ đá". Mùa đông 40 năm sau, Thủ đô lại rực rỡ trong cờ, hoa và hòa bình.

Hàng loạt nhà cửa, bệnh viện, đường sá bị tàn phá nặng nề. Nhiều gia đình có người thân mất tích, thiệt mạng hay chịu cảnh ly tán. Nhiều công trình ở Hà Nội và các khu vực lân cận chỉ là đống đổ nát sau những trận bom liên tục trút xuống.

Tuy nhiên, Hà Nội nói riêng và toàn đất nước nói chung quyết không chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Tinh thần và ý chí đó đã giúp chúng ta đánh thắng kẻ thù, hạ gục "pháo đài bay B52", niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ, bắt chúng phải chịu thua trên bầu trời Hà Nội.

40 năm sau chiến thắng lịch sử, Hà Nội đã phát triển, đổi mới thành một thành phố hiện đại. Nhưng những dấu tích chiến tranh vẫn còn tồn tại, nhắc nhở chúng ta về một thời gian khổ, về những nỗi đau chiến tranh nhưng hào hùng của lịch sử dân tộc.

Cầu Long Biên

Con đường huyết mạch nối liền thủ đô với khu vực lân cận là mục tiêu bị đánh phá hàng đầu.

Sau 40 năm, cây cầu trở thành một biểu tượng bất diệt, một nhân chứng lịch sử của Hà Nội.

Phố Khâm Thiên

Khu phố bị tàn phá nặng nề sau trận bom sau đêm ngày 26/12/1972

Trận bom ác liệt đã cướp đi sinh mạng của 278 người, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Khu phố Khâm Thiên sầm uất và nhộn nhịp ngày nay.

Còn một số căn nhà cũ vẫn giữ được nét cổ kính của thời gian

Đài tưởng niệm nạn nhân của B52 nằm trên khu đất nhà số 51 Khâm Thiên cũ. Toàn bộ gia đình 7 người không còn ai sống sót qua đêm 26/12/1972.

Tấm bia chất chứa căm thù của người dân Khâm Thiên nói riêng, Hà Nội và đất nước nói chung sau những trận mưa bom của giặc Mỹ.

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai hiện tại là bệnh viện hiện đại và lớn nhất của Hà Nội.

Trong khuôn viên bệnh viện dành một khu vực để tưởng niệm những nạn nhân của bom đạn Mỹ trong chiến dịch "12 ngày đêm".

Tấm bia ghi lại tên tuổi của những nạn nhân tại bệnh viện Bạch Mai trong trận bom ngày 22/12/1972

Khung cảnh đổ nát, hoang tàn của bệnh viện sau trận bom khốc liệt. Bệnh viện, trường học, nhà ga là những mục tiêu hàng đầu của quân Mỹ trong chiến dịch.

Một buổi tang lễ diễn ra trong khung cảnh đổ nát của bệnh viện.

Tòa nhà cũ của Bệnh viện Bạch Mai sau trận bom vẫn còn giữ lại hình dáng suốt 40 năm.

Ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội)

'

Ga Hàng Cỏ giờ đã được đổi tên thành Ga Hà Nội - đầu mối giao thông quan trọng giữa thủ đô và các khu vực khác.

Hình ảnh đổ nát của Ga Hàng Cỏ sau trận bom trưa ngày 21/12/1972.

Ga Hà Nội tấp nập hành khách vào những đợt cuối năm.

Một phần sân ga vẫn còn giữ lại những kiến trúc cũ.

Xác máy bay ở hồ Hữu Tiệp

Di tích lịch sử hồ Hữu Tiệp, nơi còn giữ lại xác máy bay B52 bị bắn rơi tại chỗ ngày 27/12/1972.

Tấm bia ghi rõ ngày giờ bắn hạ "pháo đài bay" B52 do tên lửa của tiểu đoàn 72 thuộc trung đoàn 285 tên lửa phòng không.

Hình ảnh chiếc máy bay bị bắn hạ cách đây 40 năm.

Thiếu nữ làng hoa Ngọc Hà bên xác máy bay đã trở thành một biểu tượng chiến thắng của quân dân ta trong chiến dịch lịch sử "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".

Hiền Anh