IS - Vì đâu nên nỗi

Kỳ III: Bỏ qua những cảnh báo

07:00 | 10/09/2014

814 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Một số nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã hối thúc Nhà Trắng triển khai một chính sách cụ thể để đánh bại IS. Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình NBC, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ Diane Feinstein cho rằng, Tổng thống Barack Obama dường như đã “quá thận trọng” trong việc đối phó với IS, đồng thời hối thúc Nhà Trắng cần hành động dứt khoát hơn trong vấn đề này.

>> Chân dung đen của thủ lĩnh IS

Mỹ ước tính có khoảng 6 triệu người Iraq dòng Sunni ủng hộ hoạt động vũ trang của IS và mâu thuẫn giáo phái đang giúp IS ngày càng lớn mạnh. Ngày 31/8, hai Nghị sỹ Mỹ đã tranh cãi gay gắt về việc liệu IS có khả năng tấn công khủng bố trong lòng nước Mỹ hay không. Từ ngày 19/6, Chính phủ Anh đã đưa ISIS vào danh sách các tổ chức hoạt động ngoài vòng pháp luật, cùng 4 tổ chức khác liên quan tới cuộc xung đột ở Syria. Điều đáng nói là mặc dù Đặc phái viên Iraq tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Iraq mở cuộc điều tra công khai và độc lập vụ sát hại này, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Saadoun al-Dulaimi vẫn từ chối tấn công vào căn cứ quân sự Speicher nhằm đẩy lui nhóm phiến quân IS.

IS đang ở hữu nhiều vũ khí hiện đại và có các tay súng dày dạn kinh nghiệm

Theo tạp chí Foreign Policy, thông tin trong chiếc laptop của phiến quân Muhammed S Abu Ali (từng học hóa học và vật lý tại 2 trường đại học ở Tunisia), thành viên IS ở miền bắc Syria khiến dư luận cho rằng, IS muốn dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt để tấn công phương Tây. Ngoài ra, IS đã chiếm một cơ sở từng sản xuất vũ khí hóa học ở Iraq. Foreign Policy còn dẫn lời nhà nghiên cứu Magnus Ranstorp thuộc Đại học Quốc phòng Thụy Điển đánh giá, hiện IS có đủ khả năng sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bởi năm 2013, giới chức Iraq từng phá vỡ một đường dây chế tạo vũ khí hóa học do Al-Qaeda cầm đầu để tấn công phương Tây.

Ngày 24/8, cựu Phó Giám đốc CIA Michael Morell nhận định, sự lớn mạnh và quy mô kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn ở Iraq, Syria của IS là rất đáng lo - IS là mối đe dọa an ninh trước mắt và lâu dài của Mỹ. Thậm chí IS có thể lập lại vụ 11/9 ở Mỹ hoặc châu Âu. Cùng ngày 24/8, cựu Giám đốc CIA và NSA Michael Hayden cũng cảnh báo, IS là tổ chức khủng bố địa phương mạnh và có thể là một thế lực trong vùng, với tham vọng toàn cầu và chúng sẽ tấn công Mỹ và châu Âu vào thời điểm thuận lợi.

IS kiểm soát một phần lớn biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ

Giới chức cấp cao ở Washington thừa nhận, sự tinh vi, giàu có và sức mạnh quân sự của IS khiến tổ chức này trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ, thậm chí còn hơn cả Al-Qaeda. Cuối tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tuyên bố, IS là mối đe dọa hiện hữu đối với tất cả lợi ích mà Mỹ đang có. Ngày 24/6, kênh RT cho biết, tình báo Mỹ và Anh từng được cảnh báo về cuộc nổi dậy của IS từ vài tháng trước, nhưng họ đã bỏ qua và hậu quả nhãn tiền.

Tờ Telegraph cũng từng dẫn thông tin của quan chức tình báo cấp cao người Kurd tên là Rooz Bahjat ở Iraq khi ông cố gắng giải thích cho CIA và MI6, chính phủ Baghdad về việc IS có thể trở thành mối đe dọa lớn cho sự ổn định ở Iraq, nhưng những cảnh báo này không được xử lý. Theo ông Rooz Bahjat, khi đó mới có khoảng 4.000 người nước ngoài chiến đấu cho IS.

Ngày 3/9, ông Matthew Olsen, Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Mỹ cho biết, FBI từng bắt giữ một vài người có âm mưu đến Syria để hỗ trợ IS. Theo ông Matthew Olsen, tuy không có dấu hiệu nào cho thấy IS sắp tấn công nước Mỹ, nhưng những người có cảm tình với IS có thể thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ trên đất Mỹ. Tờ Washington Times từng dẫn nguồn tin từ tình báo Mỹ cho biết, cơ quan chức năng Mỹ đang lần theo dấu vết của khoảng 300 công dân nước này, bị cho là đang chiến đấu cho IS.

Điều đáng ngại là IS đang có nhiều người nước ngoài tham gia hàng ngũ của chúng - họ có thể thực hiện các vụ tấn công khi hồi hương. Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng, có khoảng 100 công dân Mỹ đang tham chiến ở Syria, không rõ là với nhóm phiến quân nào, nhưng ít nhất khoảng 10 người đang chiến đấu trong hàng ngũ IS. Thủ tướng Anh David Cameron đã đề xuất các biện pháp mới cấm người Anh hồi hương nếu họ đã tham gia IS ở nước ngoài, đồng thời tuyên bố, London có thể mở các cuộc không kích vào các cơ sở quân sự của IS mà không cần sự cho phép của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. 

Các tay súng ISIS được cho là bắn giết không ghê tay

Ngày 4/9, hãng AFP cho biết, Mỹ quan ngại số vũ khí hóa học chưa được công khai của Syria có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan IS. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power đã nêu quan ngại này cho dù việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria sẽ chính thức hoàn tất công việc vào ngày 30/9. Sự thâm nhập của IS vào châu Á-Thái Bình Dương không phải là điều bất ngờ, nhưng xu hướng này chưa được quan tâm đúng mức, và có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khu vực. Các nước Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ khủng bố từ IS, khi người dân theo đạo Hồi trong khu vực bị phiến quân tuyên truyền, chiêu mộ và huấn luyện. Một trong những người lên tiếng ủng hộ IS là Abu Bakar Bashir, kẻ sáng lập nhóm khủng bố cực đoan Indonesia Jemaah Islamiyah (JI) và từng là thủ phạm đánh bom trong những năm 2000, 2002, 2003, 2004, 2005 và 2009.

(Còn tiếp)

Quốc Tuấn - Khắc Dũng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc