Indonesia – Sự đa dạng của các loại ma túy (Phần 1)

11:00 | 18/02/2015

748 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Indonesia là một trong những địa bàn trung chuyển và tiêu thụ cần sa, methamphetamine và heroin lớn trên thế giới. Phần lớn methamphetamine vào Indonesia có nguồn gốc từ Iran, trong khi heroin có nguồn gốc từ khu vực Lưỡi liềm vàng ở Tây Nam Á. Cần sa là loại ma túy được sử dụng rộng rãi nhất Indonesia, sau đó là methamphetamine.

Ketamine cũng là một chất gây nghiện được giới trẻ ưa chuộng đặc biệt ở các khu vực giải trí. Ketamine được phép sử dụng hợp pháp tại Ấn Độ và mục đích trong thú y và đang bị vận chuyển bất hợp pháp ngày càng gia tăng, biểu hiện rõ nhất là số lượng các vụ bắt giữ ketamine ngày càng cao trong những năm gần đây; trong khi năm 2007, các cơ quan chức năng Indonesia chưa ghi nhận tình trạng sử dụng ketamine. Điều này cho thấy sự thâm nhập nhanh chóng thị trường tiêu thụ ketamine trong nước liên tục tăng lên.

indonesia su da dang cua cac loai ma tuy phan 1

Cảnh sát Indonesia triển khai lực lượng chống tội phạm ma túy

Ecstasy tiếp tục là loại ma túy được sử dụng lớn thứ ba ở Indonesia kể cả lượng tiêu thụ và số vụ bắt giữ và là loại ma túy được giới trẻ ưa sử dụng. Cocaine vẫn là loại ma túy được sử dụng, vận chuyển với số lượng nhỏ do những người hồi hương từ châu Âu hoặc khách du lịch và những gia đình Indonesia giàu có móc nối với người nước ngoài.

Các vụ bắt giữ heroin gia tăng trong vòng 2 năm qua đang là mối quan ngại của đơn vị đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Hầu hết heroin bị bắt giữ ở indonesia bắt nguồn từ khu vực Lưỡi liềm vàng (Afghanistan, Pakistan) và vận chuyển qua Indonesia do các băng nhóm buôn bán ma túy người Iran, Tây Phi, Malaysia và Pakistan.

Các băng nhóm tội phạm Tây Phi, Trung Quốc và Iran tiếp tục là những đường dây vận chuyển chính các chất ma túy vào Indonesia. Hàng năm, Indonesia có khoảng trên 4 triệu người nghiện chiếm 2 % dân số cả nước, tăng 500.000 người so với năm 2009. Năm 2014, Ủy ban quốc gia chống ma túy cho rằng tội phạm liên quan đến ma túy tăng 67 % chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng cuối năm 2013. Tình đã tội phạm ma túy tập trung ở những thành phố lớn, nay đã lan rộng đến nhiều vùng nông thôn ở các quần đảo.

indonesia su da dang cua cac loai ma tuy phan 1

Cảnh sát Indonesia bắt tội phạm ma túy

Hơn 80 % người nghiện ở độ tuổi từ 15-39, phản ánh sự gia tăng người sử dụng ma túy tổng hợp ở độ tuổi còn rất trẻ. Nhu cầu sử dụng ma túy tổng hợp, ecstasy, heroin và ketamine tăng thể hiện ở tỷ lệ các vụ bắt giữ cao. Hầu hết methamphetamine, heroin và tiền chất đều đến từ Iran, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Tuy nhiên, một số xưởng chế biến nội địa thường trà trộn vào trong khu vực dân cư, sản xuất một số lượng lớn methamphetamine và ecstasy. Các xưởng chế biến này có sự tham gia của các băng nhóm tội phạm người Indonesia hoặc người Trung Quốc. Hầu hết các vụ người nước ngoài có liên quan đến việc vận chuyển methamphetamine là người Iran, Tây Phi, Nigeria hoặc các băng nhóm tội phạm Malaysia.

Bởi giá cả ma túy ở Indonesia cao hơn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chính vì vậy thị trường Indonesia luôn là thị trường hấp dẫn cho các tổ chức buôn lậu ma túy. Ví dụ, methamphetamine giá bán lẻ gấp 10 lần so với Iran. Các đối tượng phạm tội đến Indonesia thường trung chuyển qua Malaysia, Singapore, Thái Lan hoặc đến trực tiếp từ Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số địa điểm du lịch lớn ở Đông Nam Á và Trung Đông.

Methamphetamine và các tiền chất khác bắt nguồn từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) được vận chuyển bằng đường biển đến Indonesia. Cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 17,9 kilograms methamphetamine có nguồn gốc từ Iran tại cảng Tanjung Priok và ngày càng có dấu hiệu gia tăng đã thức vận chuyển ma túy tổng hợp bằng đường biển, nhất là ketamine.

Hầu hết ketamine bắt nguồn từ Ấn Độ, phần khác bắt nguồn từ Trung Quốc. Luật chống ma túy cũng quy định nhiều đã phạt khắc nghiệt hơn cho việc buôn bán ma túy. Luật cho phép các điều tra viên của đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy tiến hành điều tra, yêu cầu nhân chứng có mặt tại tòa, bắt giữ và khởi tố nghi phạm trong các vụ án ma túy.

Luật mới cũng quy định những tình tiết giảm nhẹ, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số và người lần đầu tiên phạm tội. Luật quy định tòa án Indonesia yêu cầu người phạm tội là người dân tộc thiểu số và người phạm tội lần đầu phải vào các trung tâm cải tạo và bắt buộc cai nghiện (nếu bị nghiện) thay vì chấp hành án phạt tù.

Indonesia hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc đấu tranh chống sản xuất, buôn bán và sử dụng ma túy. Bộ luật quốc gia chống các chất gây nghiện ra đời đã tạo điều kiện cho phép Ủy ban Quốc gia chống ma túy về quyền hạn, kinh phí và nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động thực thi pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Để tăng cường năng lực của đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy (BNN) để thu thập thông tin và phát hiện các vụ vận chuyển ma túy tại sân bay, hải cảng và biên giới đất liền. Đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy hoạt động ngày càng hiệu quả do sự mở rộng tổ chức và kỹ thuật. Số nhân viên tăng từ 3,8 nghìn năm 2013 lên đến 4,3 nghìn năm 2014.

Đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy lên kế hoạch tăng cường nhân sự lên đến 5.000 nhân viên đóng quân trên 32 tỉnh, thành vào năm 2015. Đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy đã thành lập 4 đại diện mới, một cơ sở cai nghiện và 24 đồn. Được tăng cường tổ chức, nhân sự và kinh phí, đơn vị đấu tranh phòng, chống ma túy đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường sự phối hợp với cảnh sát quốc gia Indonesia, hải quan, tư pháp, quân đội và một số bộ, ngành khác như xúc tiến chương trình phát triển khu vực nông thôn ở Aceh, các chương trình tư pháp và công nghệ thông tin nhằm vào các băng đảng tội phạm ở các tỉnh Bắc Sumatra và Riau.

(còn tiếp)

Thiên Phú