Doanh nghiệp phương Tây: Nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc đối đầu Nga - Ukraine

06:05 | 07/09/2023

783 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chọn ở lại dù phải chịu luồng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế và lỗ hổng pháp lý hay chọn rời đi và chịu tổn thất lớn? Đã 18 tháng kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu, nhưng nhiều công ty phương Tây vẫn không ngừng đánh giá khả năng tồn tại khi hiện diện tại Nga.
Doanh nghiệp phương Tây: Nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc đối đầu Nga - Ukraine
Một số công ty, như Renault, đã đưa ra quyết định rời khỏi Nga. Nhưng đối với những công ty khác, sự do dự vẫn tồn tại.

Chi phí tài chính đáng kể

Theo số liệu của Đại học Yale của Mỹ, tuy có cả trăm công ty từ các nước G7 tiếp tục hoạt động mạnh tại Nga, "chúng tôi vẫn ghi nhận thấy xu hướng giảm hoạt động của các công ty phương Tây trên lãnh thổ Nga", theo báo cáo của ông Julien Vercueil - chuyên gia về kinh tế Nga, nói với AFP.

Vào ngày 21/8, trước “bối cảnh ngày càng khó khăn”, chính chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Domino's Pizza đã quyết định đầu hàng, tuyên bố phá sản tại Nga và đóng cửa 142 cơ sở trên khắp đất nước. Họ đã cố gắng chuyển nhượng số tài sản này từ tận tháng 12/2022.

Ông Vercueil chỉ ra: “Chiến tranh tạo điều kiện bất lợi cho các công ty nước ngoài ở Nga, bất kể quyết định của họ là gì”. Trong trường hợp từ bỏ hoạt động tại Nga hoặc rút lui vội vàng, các công ty này “có thể mất rất nhiều, nhưng chuyện này sẽ không tái diễn nữa”.

Theo một phân tích của tạp chí Financial Times - chuyên gia kiểm tra doanh thu hàng năm của 600 công ty đa quốc gia châu Âu, các công ty này đã mất ít nhất 100 tỷ euro "sau khi bán, đóng cửa hoặc giảm hoạt động tại Nga".

Chẳng hạn, hãng xe Renault đã lỗ nặng 2,2 tỷ euro và đánh mất một trong những thị trường lớn của họ khi rời khỏi Nga vào tháng 5/2022.

Nhưng chính những ông lớn dầu mỏ mới là người bị nhiều thiệt hại nhất. Chẳng hạn: BP - một trong những công ty đầu tiên rút hoàn toàn khỏi Nga vào ngày 27/02/2022, đã ghi nhận tổn thất lên đến hơn 22 tỷ euro.

Hình ảnh xấu và làn sóng tẩy chay

Chọn ở lại, là đồng nghĩa với việc bạn phải chịu “những tổn thất đáng kể về danh tiếng”, theo lưu ý của ông Julien Vercueil.

Nhà kinh tế học cho biết thêm: “Người Ukraine - nhất là (Tổng thống) Volodymyr Zelensky, đã bỏ công sức kêu gọi tài trợ cho xung đột Nga - Ukraine. Tài trợ phải đến từ chính những công ty này, bằng lợi nhuận mà họ kiếm được trên lãnh thổ nước Nga”.

Những gã khổng lồ về phân phối và thực phẩm nông nghiệp, vốn vẫn còn hoạt động đông đảo tại Nga, thường là mục tiêu.

Vào hôm 30/8, Bộ Quốc phòng Ukraine đã viết trên mạng xã hội X về vụ việc một trung tâm mua sắm của Auchan bị mảnh đạn pháo Nga bắn trúng: "Auchan tiếp tục hoạt động tại Nga, đóng thuế, tài trợ cho chiến tranh và hứng chịu những đòn tấn công của Nga. Ấy là hoài nghi, thích chịu đựng hay ngu ngốc? Hãy rời khỏi Nga: Số tiền này đẫm đầy máu".

Bản thân ông Jeffrey Sonnenfeld - giáo sư chuyên về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Đại học Yale, thì có nhận xét như sau khi nhìn lại danh sách những công ty đã (hoặc chưa) rời khỏi Nga: "Các công ty này nói rằng họ tiếp tục hoạt động vì lý do nhân đạo, nhưng đó là một lời nói dối đầy hoài nghi".

Theo ông, những tập đoàn lớn này không chỉ giúp nền kinh tế Nga hoạt động mà còn đang tham gia vào trò chơi của Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách trấn an người tiêu dùng về sự hiện diện của họ.

Vì vậy, có rất nhiều lý do có thể gây ra làn sóng tẩy chay từ các nước đồng minh của Ukraine. Chẳng hạn, ở các nước Bắc Âu, sản phẩm bánh kẹo của gã khổng lồ Mondelez (Mỹ) không còn được nhiều công ty và tổ chức bán nữa.

Tương lai không chắc chắn

Đối với các công ty, việc tiếp tục hoạt động tại Nga cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với một khung pháp lý thiếu chắc chắn.

Ông Julien Vercueil nhấn mạnh: “Ở lại tại một nơi có hệ thống pháp lý được hình thành từ tính độc đoán và lạm dụng của nhà nước nhằm gây tổn hại đến tài sản nước ngoài là điều nguy hiểm”.

Ông Vladimir Chikine, luật sư chuyên về luật doanh nghiệp ở Nga, cho AFP biết: Theo một nghị định, Nga có thể "tạm thời nắm quyền kiểm soát các công ty" từ những quốc gia được xem là "không thân thiện", dù về mặt chính thức, những công ty này vẫn nằm trong tay chủ sở hữu nước ngoài.

Trong mùa hè này, công ty thực phẩm Danone (Pháp) và bia Carlsberg (Đan Mạch) đã phải trả giá vì chính sách trả đũa này. Trong lúc hai gã khổng lồ công nghiệp đang tiến hành bán lại tài sản của họ ở Nga, nhà nước Nga đã đơn phương đưa ra quyết định bất ngờ về việc nắm quyền kiểm soát tài sản của họ ở nước này.

Đây là dấu hiệu cho thấy khung pháp lý đôi khi sẽ thay đổi vì lợi ích của các công ty: Các công ty nước ngoài từng phải xin phép chuyển cổ tức từ công ty con của họ ở Nga về công ty mẹ, nhưng nghĩa vụ này gần như đã bị bỏ qua vào cuối tháng 8.

Nga khóa đường ống cấp dầu cho Ba LanNga khóa đường ống cấp dầu cho Ba Lan
Đức vẫn là khách hàng mua năng lượng lớn thứ 2 của NgaĐức vẫn là khách hàng mua năng lượng lớn thứ 2 của Nga
Cuộc chuyển quân của Wagner gieo rắc bất an cho phương TâyCuộc chuyển quân của Wagner gieo rắc bất an cho phương Tây
Nga - Ukraine ăn miếng trả miếng, Biển Đen dậy sóngNga - Ukraine ăn miếng trả miếng, Biển Đen dậy sóng

Ngọc Duyên

AFP