Doanh nghiệp mong được bình đẳng khi tiếp cận vốn
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Vì sao gói 30.000 tỉ đồng giải ngân chậm? Ngày 11/6, ông Nguyễn Mạnh Hà-Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã trao đổi với báo chí về những nguyên nhân khiến gói tín dụng 30.000 tỉ đồng giải ngân chậm. |
Khi ngân hàng cần doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp tiếp tục bài ca khó tiếp cận được vốn vay khiến người ta nghĩ ngay lỗi do các ngân hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ít ai biết nhiều ngân hàng thương mại cũng rất “khổ” khi thừa vốn mà không thể cho vay. |
Ngân hàng mang tiền đi bán… rong Không chỉ bất động sản mà giờ, ngân hàng đang loay hoay tìm kiếm đầu ra cho nguồn vốn đã huy động đến nỗi cán bộ tín dụng và cả lãnh đạo ngân hàng giờ cũng phải đôn đáo chào mời, tìm kiếm khách hàng để cho vay vốn. |
Theo ông Vương, những kết quả về phát triển kinh tế 2014 đã cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ, trong đó phải kể đến những chính sách quan trọng có hiệu lực từ 2015 về thuế, lao động. Ngoài ra, việc thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới phần nào đã giúp cho các doanh nghiệp có cảm nhận rõ hơn về mong muốn thay đổi của Chính phủ, nhất là đối với khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, cảm nhận về một môi trường thật sự tốt thì chưa rõ ràng.
Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến trách nhiệm xã hội và đang rất tích cực đầu tư vào các ngành công nghệ có giá trị gia tăng, có tính sáng tạo cao. Tuy nhiên, hiện tại các hỗ trợ của nhà nước mới chỉ dừng lại ở mức động viên, khuyến khích. Cũng trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nhà nước nhận được nhiều ưu đãi hơn trong việc tiếp cận tài nguyên đất, rừng, khoáng sản hay các dự án xây dựng hạ tầng đồ sộ. Hiện tại, một nhóm lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, công ty tài chính thông qua thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang tiếp tục hút các nguồn vốn vào các hoạt động phi sản xuất, không tập trung nguồn lực vào hoạt động tái đầu tư trong sản xuất, phát triển công nghệ.
Nguồn vốn vẫn đang tiếp tục được đổ vào xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp nhà nước nắm giữ, trong khi những sự kiện gần đây cho thấy, doanh nghiệp nhà nước không tạo ra thêm nhiều việc làm, đầu tư chưa hiệu quả, thậm chí làm thất thoát vốn. Nhiều công trình BOT hạ tầng tuy không đầu tư 100% bằng vốn nhà nước nhưng trên thực tế là được đầu tư một phần vốn nhà nước, một phần vốn tư nhân đi vay của ngân hàng. Trước mắt có thể thấy, vốn nhà nước vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong việc đầu tư các công trình này và trong tương lai, sau khi hoàn thành các công trình này lại có thu phí của doanh nghiệp, người dân để thu hồi vốn đầu tư. Như vậy sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng sản xuất trong nước.
“Doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cảm nhận những thách thức lớn hơn bao giờ hết khi năm 2015 được xác định là năm hội nhập. Rất nhiều các Hiệp định song phương và đa phương được ký kết và có hiệu lực như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng kiến nghị Chính phủ nhanh chóng đưa ra những hình thức đầu tư mới đảm bảo các doanh nghiệp có thể bình đẳng tiếp cận vốn qua thị trường mở, minh bạch và công bằng”-ông Vương đưa ý kiến.
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025
-
Thị trường vàng tăng "nóng", Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn