Đẩy mạnh hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn là cơ hội để trao đổi thảo luận những vấn đề liên quan đến hợp tác, thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản và những nỗ lực hướng tới thúc đẩy hợp tác song phương nhằm tối đa hóa lợi ích hội nhập khu vực và toàn cầu trong bối cảnh mới.
![]() |
Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung phát biểu tại diễn đàn |
Phát biểu tại diễn đàn, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết, trong thời gian 45 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển. Đặc biệt, Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2009 và nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2014.
Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Hướng tới tương lai, Việt Nam và Nhật Bản chưa thể tự bằng lòng với mức phát triển quan hệ kinh tế - thương mại hiện nay. “Là hai thành viên năng động nhất ở khu vực phát triển và hội nhập năng động vào bậc nhất trên thế giới, Việt Nam và Nhật Bản cần nhìn rộng hơn khỏi những vấn đề, lĩnh vực hợp tác thương mại - đầu tư song phương để có những hành động chung phù hợp với bối cảnh mới ở thế giới và khu vực”.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung như: Hiện trạng và những vấn đề trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 2008; Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trên phương diện kinh tế chính trị; Những nỗ lực thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2008; và các sáng kiến và biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Nhật Bản…
![]() |
Toàn cảnh diễn đàn |
Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia cao cấp cho rằng, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, sản xuất Nhật Bản. Để tăng cường liên kết, Việt Nam cần tạo nền tảng, vượt bẫy thu nhập trung bình; chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa nhiều hơn vào năng suất, sáng tạo; hội nhập sâu rộng “đa phương hóa, đa dạng hóa”; dịch chuyển chính sách thu hút FDI.
Theo đó, cần tối ưu hóa chất lượng FDI gắn với tác động kéo, lan tỏa công nghệ, kỹ năng và tăng trưởng xanh; phát triển bền vững trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản, logistics, tài chính - ngân hàng, IT, hàng không; phát triển nguồn nhân lực và một số vườn ươm công nghệ, startup…
Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM Nguyễn Anh Dương cho biết, quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản nổi lên như một nét đặc trưng kể từ năm 2008. Theo đó, Nhật Bản luôn nằm trong nhóm hai quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Nhật Bản giành lại vị trí dẫn đầu cuối năm 2017 nhưng xuống thứ 2 kể từ đầu năm 2018; trước đây, tập tung chủ yếu ở các ngành chế biến, chế tạo (ô tô, điện tử…) và thời gian gần đây gia tăng cho lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM Nguyễn Anh Dương cho biết, hợp tác Việt Nam với Nhật Bản góp phần cải thiện năng lực sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu của Việt Nam thông qua xuất khẩu trực tiếp, hiệu ứng lan tỏa đối với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, gắn kết vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại…
Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh: “Hiện nay, vẫn còn dư địa để cải thiện liên kết giữa doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng cường liên kết, Việt Nam cần chủ động hơn, chứ không chỉ đòi hỏi các dự án tài trợ cho các hoạt động. Hơn nữa, cần thay đổi tư duy khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với đó, hợp tác theo cơ chế đa phương để thúc đẩy và tạo thuận lợi cho đầu tư: WTO và các hiệp định thương mại tự do nhiều bên, APEC, ASEM.
Đồng thời, duy trì đối thoại liên tục và thực chất về các vấn đề liên quan đến đầu tư như: cải cách môi trường kinh doanh, nhu cầu nâng cao năng lực, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế tại Việt Nam, khả năng Việt Nam tham gia vào mô hình hợp tác phát triển ba bên do Nhật Bản dẫn dắt”.
Nguyễn Hoan
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Tin tức kinh tế ngày 8/4: Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 5/3: Việt Nam thu hút gần 7 tỷ USD vốn FDI 2 tháng đầu năm
-
Tin tức kinh tế ngày 17/2: Thị trường giao đồ ăn Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
-
Tin tức kinh tế ngày 5/2: Đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong tháng đầu năm 2025
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng