Dầu lửa trong cuộc chiến ở Syria

16:01 | 31/10/2019

5,777 lượt xem
|
(PetroTimes) - Thời gian vừa qua, với vài động tác ngoạn mục ở Trung Đông, bằng chuyến thăm Arab Saudi, UAE... có vẻ như Tổng thông Nga Putin đã chơi trội hơn Mỹ. 
dau lua trong cuoc chien o syria
Đường ống dẫn khí đốt xuyên Arab AGP (Arab Gas Pipeline).

Vai trò tích cực của Nga trong việc giải quyết trận chiến ở Syria, thắng lợi trong thỏa thuận với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan về vấn đề Syria, đặc biệt là hai bên đồng ý thiết lập khu vực an toàn ở miền Bắc Syria và tuần tra chung ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, sự hiện diện của Moscow ngày càng nổi trội ở khu vực, thậm chí vượt mặt Mỹ trong cuộc chiến Syria, mặc dù đến thời điểm này Mỹ vẫn giữ vai trò át chủ bài ở Trung Đông.

Bằng việc chiếm các mỏ dầu ở phía đông Syria, Mỹ đang cố gắng nắm giữ nguồn tài nguyên dầu mỏ của Syria làm con tin và sử dụng chúng làm điều kiện trao đổi để buộc Tổng thống Assad và Nga chấp nhận yêu cầu của Hoa Kỳ trong quá trình giải quyết chính trị cuộc xung đột Syria.

Dù đó là vấn đề địa lý hay địa chính trị thì trên hết vẫn là nguồn tài nguyên hydrocarbon.

Trữ lượng dầu mỏ của Syria không mang ý nghĩa chiến lược đối với thị trường dầu mỏ thế giới nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong phục hồi nền kinh tế Syria.Trữ lượng hydrocarbon xác minh của Syria khoảng 2,5 tỷ thùng dầu và 241 tỷ m3 khí tự nhiên. Trước chiến tranh, Syria khai thác khoảng 400 - 700 thùng/ngày. Phần lớn dầu thô được xuất khẩu sang châu Âu, mang lại cho đất nước này hàng tỷ euro mỗi năm.

Việc kiểm soát dầu mỏ của Syria sẽ làm tăng tính cạnh tranh của Nga và Mỹ ở khu vực Trung Cận Đông gồm các quốc gia ven biển: Syria, Li Băng, Israel, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đây, các công ty dầu khí của Nga cố gắng tham gia các dự án khu vực Trung Cận Đông trong đó có thị trường Syria nhưng không phải lúc nào cũng thành công bởi phải cạnh tranh với Phương Tây, Nhật bản và Trung Quốc. Từ năm 2015, các công ty Nga đã thiết lập được quan hệ trong khu vực này. Syria không có vai trò quá quan trọng trong lĩnh vực năng lượng nhưng lại có vai trò chính trị đối với Nga, qua đó Nga tăng cường ảnh hưởng của mình trong cả khu vực Trung Cận Đông, từ đó gây ảnh hưởng cả về mặt kinh tế. Đây là sự khác biệt lớn trong chính sách năng lượng giữa Nga và Mỹ, trong khi Mỹ tách biệt vai trò chính trị và kinh tế trong việc sử dụng đòn bẩy năng lượng thì các công ty dầu khí của Nga luôn làm nhiệm vụ chính trị - đôi khi được đặt lên trên ý nghĩa kinh tế của công ty.

Còn mục tiêu trước mắt của việc tăng cường ảnh hưởng của Nga ở khu vực Trung Đông này là nhằm giảm bớt sản lượng trong khối OPEC+.

dau lua trong cuoc chien o syria
Tàu Nga kỷ niệm ngày Hải quân Nga ở cảng Tartus

Hiện nay, sự hiện diện của quân đội Nga ở Syria như là một đảm bảo cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp Nga. Các công ty dầu khí Nga hoàn toàn có thể tham gia vào các dự án dầu khí ở Syria cùng với các công ty châu Âu, Nhật Bản, Trung quốc.

Ở Syria, công ty Stroitrangas của Nga kiểm soát công trình xây dựng cảng Tartus. Bên cạnh đó, công ty này có hai nhà máy chế biến dầu ở đây, đón đầu dòng dầu của chính phủ Syria sau chiến tranh. Việc Mỹ chiếm giữ mỏ dầu của Syria cũng không ngoài mục đích ngăn cản Nga tiếp cận nguồn dầu này.

Với kế hoạch xây dựng các nhà máy khai thác, chế biến khí hóa lỏng và mạng lưới chuyên chở dầu mỏ và khí đốt nối liền Syria với Ai Cập, Jordan, Iran, Iraq và Azebaizan của Tổng thống Bashar al-Assad, trong tương lai Syria sẽ trở thành quốc gia trung chuyển khí đốt của khu vực.

Syria, Libanon, Iraq, Jordan và Ai Cập cũng đã ký một hiệp định chung về xây dựng đường ống dẫn khí đốt xuyên Arab AGP (Arab Gas Pipeline). Dự kiến, tuyến đường ống này khi được đưa vào sử dụng có công suất của nhánh nối liên hai nước Ai Cập và Jordan là 10,3 tỷ m3 mỗi năm. Nhánh tiếp theo sẽ được xây dựng đi từ Jordan tới thành phố Homes của Syria và sau đó đi tới Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khu vực Nam Âu.

3 mỏ khí đốt ở Abu Ribah, Kamkam và al-Fade của Syria đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến khí đốt có công suất hàng năm là 2,2 tỷ m3 khí sạch và 23.000 tấn khí đốt hóa lỏng. Syria cũng bắt đầu khởi công thực hiện dự án xây dựng thêm một nhà máy sản xuất và chế biến khí đốt có công suất 1,3 tỷ m3 mỗi năm.

Syria cùng với Iraq và Iran ký hiệp định xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt mang tên “Islamic Magistral” (Tuyến đường lớn Hồi giáo) có công suất thiết kế 110 triệu m3 mỗi ngày. Dự án này được nhìn nhận đối trọng với tuyến đường ống dẫn khí đốt “Nabuco” đi từ Azebaizan và Turmenia qua Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu.

Dự án “Chiến lược bốn biển” của Tổng thống Bashar al-Assad kết nối Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Azebaizan thành một hệ thống vận chuyển dầu và khí đốt thống nhất hướng ra Địa Trung Hải. Ý tưởng chiến lược này nhận được sự ủng hộ của Nga, nhưng các công ty dầu mỏ và khí đốt của Mỹ và các nước châu Âu không được mời tham gia. Trong khi đó Stroitrangas của Nga lại được ưu tiên khi tham gia thực hiện sáng kiến chiến lược này.

Một khi những dự án trên đây được thực thi thành công thì Mỹ sẽ bị tước quyền kiểm soát đối với ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Trung Đông và Cận Đông, còn Nga đang có vị trí ngày càng lớn ở đây, thực sự đe dọa ảnh hưởng của cường quốc số 1 thế giới.

Theo nhà báo Eketerina Vadimova của tờ Oil Capital, việc Nga phát động chiến dịch quân sự chống khủng bố ở Syria đã làm tan biến mọi tham vọng loại bỏ Tổng thống Syria Bashar al-Assad ra khỏi cuộc chơi, buộc Mỹ và tất cả các nước vùng Vịnh có liên quan tới cuộc khủng hoảng Syria phải điều chỉnh chiến lược.

Ngọc Linh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc