Covid-19 hủy diệt ngành công nghiệp khí toàn cầu

09:00 | 12/05/2020

526 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các nền kinh tế trên toàn cầu đã bị đình trệ khi các biện pháp phong tỏa, hạn chế, giãn cách xã hội làm sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu khí đốt trong sản xuất điện, sưởi ấm, đun nấu, đi lại và sản xuất hóa chất.
covid 19 huy diet nganh cong nghiep khi toan cauIEA dự báo tiêu thụ năng lượng toàn cầu giảm
covid 19 huy diet nganh cong nghiep khi toan cauBP đàm phán lại các điều khoản trong thương vụ bán các tài sản ở Alaska
covid 19 huy diet nganh cong nghiep khi toan cau

Tại các thị trường tiêu thụ lớn khí đốt như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, nhu cầu tiêu thụ khí hóa lỏng (LNG) giảm mạnh. Giá LNG giao ngay tại thị trường châu Á giảm còn 1,85 USD/MMBTU vào tuần đầu tiên của tháng 5, thấp nhất từ trước tới nay khi thị trường dư thừa nguồn cùng.

Hãng phân tích Boston Consulting Group cho biết, một số nhà sản xuất LNG sẽ không thể đảm bảo hòa vốn ở mức giá 2 USD/MMBTU. Ngay cả khi thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội thì những chính sách hạn chế nhập khẩu đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất LNG và sự phục hồi thị trường tiêu thụ.

Giá dầu Brent giao tháng 6 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập kỷ và giảm hơn 50% từ cuối năm 2019 càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Thị trường châu Á chiếm gần 70% thị trường nhập khẩu LNG toàn cầu vẫn mua phần lớn LNG của mình trong các hợp đồng dài hạn theo cơ sở giá dầu. Và thông thường có độ trễ từ 3-6 tháng trước khi người bán giảm giá khí đốt cho người mua. Hãng phân tích Rystad Energy dự báo nhu cầu LNG toàn cầu trong năm 2020 sẽ tăng trung bình 2% lên 359 triệu tấn, thấp hơn 6,5 lần so với tốc độ tăng trưởng 13% trong năm 2019. Tất nhiên, triển vọng nhu cầu còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và các biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội.

Chi phí sản xuất gas tại Mỹ caо

Hãng tư vấn Bernstein, Mỹ cho biết, giá sản xuất LNG tại Mỹ đang ở mức cao của đường chi phí khi giao động quanh mức 4 USD/MMBTU (bao gồm cả phí vận chuyển). Năng lượng sản xuất LNG của Mỹ đang có dấu hiệu giảm, một số giao dịch bị từ chối vì giá cao.

Theo dữ liệu của Refinitiv, sản xuất LNG tại các nhà máy LNG của Mỹ đã giảm xuống còn 8,1 tỷ feet khối /ngày (khoảng 230 triệu m3/ngày) trong tháng 4, thấp hơn 0,5 tỷ feet khối so với mức kỷ lục trong tháng 02/2020. Các nhà máy LNG tại Mỹ thường hoạt động nhiều hơn công suất thiết kế vì khí cũng được dùng để vận hành các dây chuyền sản xuất. Lãnh đạo nhà máy Cameron LNG cho biết, các khách hàng của họ đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhập khẩu nhiên liệu để phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.

Đại diện cảng tự do LNG và công ty dịch vụ dầu khí Kinder Morgan thì từ chối bình luận về hoạt động của những nhà khai thác khí đốt, những công ty đã trả tiền cho các nhà máy LNG hóa lỏng khí để xuất khẩu. Các khách hàng nhập khẩu LNG hàng đầu như GAIL (Ấn Độ), Total (Pháp), Sumitomo (Nhật), Mitsubishi (Nhật) cũng không bình luận gì về các giao dịch của mình. Những dấu hiệu cho thấy xuất khẩu LNG của Mỹ đang giảm nhiều hơn so với dự báo vào cuối mùa đông 2019-2020 và, nhiều khả năng, nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếp tục giảm trong suốt mùa hè năm 2020. Các nhà nhập khẩu LNG ở châu Á đã hủy 20 lô hàng giao tháng 6 của Mỹ. Trong tuần đầu của tháng 5/2020, giá khí thiên nhiên của Mỹ lần đầu tiên dẫn đầu tại thị trường châu Âu và châu Á càng khiến người mua có lý do để hủy các đơn hàng.

Lãnh đạo nhà máy sản xuất LNG lớn nhất của Mỹ là Cheniere Energy cho biết tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy đang gặp nhiều khó khăn. Sản xuất LNG trong quý I/2020 của tăng trong khi khách hàng lại thông báo hủy các lô hàng. Phía Cheniere dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ giảm trung bình 30% và đầu tư các dự án mới LNG toàn cầu sẽ giảm trong năm 2020 và 2021.

Khí than của Úc

Trong khi các nhà sản xuất khí của Mỹ phải gánh chi phí cao thì một số dự án khai thác khí metan tại Úc có thể phải đối mặt với áp lực cắt giảm sản lượng khẩn cấp. Các dự án khí đốt vỉa than (CSG) của Úc có một số chi phí đầu ra cao nhất thế giới, mặc dù các nhà sản xuất hàng đầu là Australia Pacific LNG và Santos cho biết đã cắt giảm chi phí sản xuất trong những năm gần đây.

Đối tác của Australia Pacific LNG là Origin Energy cho biết, hãng bán phần lớn sản lượng của mình trong các hợp đồng dài hạn, một phần đến bờ biển phía Đông Úc, phần còn lại bán cho khách hàng châu Á trên thị trường giao ngay. Giám đốc của hãng cho biết thêm, các nhà sản xuất khí vỉa than đang đối mặt với suy giảm tăng trưởng kinh tế và giá khí thấp. Một dự án liên doanh sản xuất khí của ConocoPhillips, Sinopec và Origin đang xem xét việc cắt giảm xuất khẩu trên thị trường giao ngay. Điều này đòi hỏi phải cắt giảm sản lượng tại các giếng CSG. Một nhà sản xuất khí độc lập hàng đầu tại Úc là Woodside Chemicals nhận định, rất khó để nhiều nhà sản xuất cắt giảm khối lượng LNG để giảm thiệt hại do giá khí thấp vì các hợp đồng dài hạn chiếm 80% sản lượng của một nhà máy.

Khác với các nhà sản xuất khí đốt của Úc, nhà sản xuất khí đốt lớn khác của châu Á là Petronas của Malaysia đã ngừng sản xuất LNG trong khi đối tác Shell tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất LNG nổi từ tháng 02/2020 và chưa thông báo thời gian hoạt động trở lại.

Phạm TT