Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật: Chẳng giải quyết được gì...
[Photo] Cuộc đời thăng trầm của Diego Maradona qua ảnh Nếu như “Vua bóng đá” Pele được FIFA bầu chọn là “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỉ 20”, thì trong tâm trí người “hâm mộ túc cầu, “Cậu bé vàng” Maradona mới là người xứng đáng với danh hiệu này. |
Không thể phủ nhận một điều rằng U19 Việt Nam lứa Công Phượng, Tuấn Anh,… đã tạo tiếng vang lớn, không chỉ khu vực Đông Nam Á mà cả Châu Á. Đã lâu rồi, sau những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Văn Quyến, Công Vinh,… thì bóng đá Việt Nam lại mới xuất hiện vài cá nhân được đánh giá là xuất sắc. Tạo cơ hội cho họ tiếp cận với những môi trường bóng đá mạnh hơn là cần thiết cho sự phát triển của các cầu thủ này.
Nhưng nhìn rộng ra thì việc gì cũng có mặt trái của nó. Xét cho cùng, việc xuất ngoại này, cầu thủ là người hưởng lợi hơn cả bởi họ có cơ hội nâng cao trình độ của mình, có cơ hội nổi tiếng. Như chuyện Huỳnh Đức sang Trung Quốc, Công Vinh đến Bồ Đào Nha rồi Nhật Bản, ít nhiều cũng giúp hai cầu thủ này học tập được ít nhiều và khẳng định được tên tuổi của mình hơn. Tuy nhiên, đó chỉ dừng ở mức cơ hội mà thôi chứ không gì là khẳng định cả.
Trình độ của cầu thủ chúng ta thế nào thì không ai rõ bằng người mình. Công Phượng, Tuấn Anh tài thì tài đó, tiềm năng cũng có thừa nhưng tìm được một chỗ trong đội hình của các CLB Nhật Bản hay không lại là chuyện khác. Chúng ta cho cầu thủ đi học hỏi, nhưng nếu sau khi sang ấy, suốt ngày tập chay và làm quen với băng ghế dự bị thì tin chắc một điều rằng cho dù là “Messi Việt Nam”, “Ronaldo Việt Nam”, hay “Pirlo Việt Nam”,… dần dần cũng tàn lụi tài năng mà thôi. Khi ấy mang tiếng là đi Nhật nhưng trình độ không tiến lên mà chỉ lùi thôi.
![]() |
Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật: Chả giải quyết được gì... |
Bởi xét cho cùng, ai dám khẳng định rằng các CLB Nhật đưa Công Phượng, Tuấn Anh sang thi đấu ở J-League là xuất phát từ sự ngưỡng mộ tài năng của họ. Cả hai nổi tiếng đó, nhưng so với Việt Nam mà thôi, còn khi đặt cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc thì rõ ràng họ vẫn còn khiêm tốn.
Với một người có tiền và các mối quan hệ rộng khắp như ông bầu Đoàn Nguyên Đức thì chuyện ông tìm cách đưa những học viên của mình đến những nơi có bóng đá phát triển hơn Việt Nam có lẽ không khó. Nhưng cái khó là làm sao để họ có thể chơi bóng để dần nâng cao bản thân?
Và ngay cả họ may mắn thành công thì bóng đá Việt Nam được gì? Không gì cả mà chỉ có Công Phượng được, Tuấn Anh được và bầu Đức được. Cũng như bao năm qua dù Huỳnh Đức, Công Vinh,… cũng đã từng xuất ngoại nhưng bóng đá Việt Nam vẫn dừng chân một chỗ mà thôi.
Có lẽ câu chuyện đưa bóng đá nước nhà đi lên đã được nói nhiều, nói hoài và nói mãi nhưng chẳng ai đề cập đến việc nền bóng đá này sẽ thay đổi khi có vài cá nhân ra nước ngoài. Đó là hai câu chuyện hoàn toàn khác xa nhau.
![]() |
Bao giờ bóng đá Việt Nam mới tham dự VCK World Cup? |
Thôi thì trước mắt hãy vui vì Công Phượng, Tuấn Anh được đi Nhật. Tuy nhiên đó là hướng đi thật sự tốt cho họ hay không thì khó mà nói trước được. Nhưng có một điều chắc chắn rằng bóng đá Việt Nam dù có 5, 7 Công Phượng, Tuấn Anh nữa sang Nhật, thậm chí Pháp, Đức, Ý, Anh thì cũng chẳng khá lên ngay được bởi đó là câu chuyện cá nhân còn đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người, của những người làm bóng đá chuyên nghiêp, của bộ máy lãnh đạo VFF...
Cát Tường - Thể thao Việt Nam
-
Công Phượng liên tiếp bị "bỏ rơi" ở CLB Nhật Bản
-
Công Phượng lên tiếng sau khi liên tiếp bị gạch tên ở CLB Nhật Bản
-
Công Phượng kiến tạo thành bàn, giúp CLB Nhật Bản chiến thắng
-
Công Phượng và Xuân Trường vắng mặt, đội tuyển Việt Nam có suy yếu?
-
HLV Park Hang Seo gạch tên Công Phượng, Xuân Trường ở đội tuyển Việt Nam