Cơ sở giáo dục chưa sâu sát trong chống bạo lực học đường

07:05 | 11/10/2018

258 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đó là nhận định của của ông Dương Văn Bá - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).  
co so giao duc chua sau sat trong chong bao luc hoc duongNăm 2020 và mục tiêu không còn bạo lực học đường
co so giao duc chua sau sat trong chong bao luc hoc duongBạo lực học đường: Nguyên nhân và giải pháp
co so giao duc chua sau sat trong chong bao luc hoc duongBộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn về an toàn trường học

Ngày 10/10, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP về Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT về Chương trình hành động Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 khu vực phía Nam.

Ông Dương Văn Bá - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD - ĐT cho biết, các cơ sở giáo dục đều có triển khai chương trình chống bạo lực học đường nhưng không đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, qua khảo sát thực tế, ngành giáo dục không nắm chắc được dữ liệu bạo lực học đường. Trong năm học qua, báo cáo của ngành giáo dục cả nước gửi lên Bộ, bạo lực học đường xảy ra khoảng vài trăm vụ, mỗi Sở chỉ xảy ra khoảng 2 - 3 vụ. Tuy nhiên, khi ngành công an vào cuộc phối hợp ngành giáo dục rà soát số liệu tổng hợp lại chênh nhau rất lớn hơn 2.000 vụ/năm, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra trong trường học. Từ 2011-2018 hằng năm số vụ việc có chiều hướng gia tăng, phức tạp nhưng đáng nói, ngành giáo dục không nắm được.

co so giao duc chua sau sat trong chong bao luc hoc duong
Hội thảo chống bạo lực học đường do Bộ GD&ĐT tổ chức

Ông Bá cho rằng, đã có nhiều hội thảo bàn về bạo lực học đường nhưng giải pháp cơ bản vẫn là giải pháp chung, chủ yếu là giải pháp truyền thống giáo dục đạo đức, lối sống, tuyên truyền… chưa giải quyết được, chưa hạn chế được tình trạng bạo lực học đường.

Từ thực tế này, ông Bá đề nghị, các trường, Sở Giáo dục phải chủ động hơn trong nắm tình hình, dữ liệu bạo lực học đường; phải chủ động rà soát tình hình của nhà trường, từ đó có cái đề xuất với chính quyền địa phương các cấp để giải quyết. “Phải đưa chương trình phòng chống bạo lực học đường vào hơi thở cuộc sống”.

Theo ông Bá, muốn giải quyết hiệu quả bạo lực học đường thì phải giải quyết nhóm đối tượng từ gốc ở các nhà trường. Trên cơ sở này, Bộ sẽ có hướng dẫn, nhà trường phải phân nhỏ 2 nhóm: nhóm có nguy cơ gây ra bạo lực và nhóm có nguy cơ bị bạo lực để giải quyết tận gốc.

co so giao duc chua sau sat trong chong bao luc hoc duong
Bạo lực học đường gia tăng trong các năm gần đây (ảnh minh họa)

Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận 2, TP HCM cho rằng, căn cơ nhất trong việc phòng chống bạo lực học đường chính là tăng cường giáo dục đạo đức học sinh. Trong việc này, nếu không phối hợp được 3 môi trường gia đình - nhà trường - xã hội thì không hiệu quả. Vì những em tham gia bạo lực đa số sinh ra trong gia đình thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ, sống trong môi trường xã hội không được tốt như từ nhỏ đã thấy bạo lực từ cha mẹ, người xung quanh.

Mai Phương