Cảnh báo tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam

11:28 | 14/07/2018

1,440 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam hiện rất nghiêm trọng, làm xấu đi hình ảnh về thực thi pháp luật bản quyền của Việt Nam.
canh bao tinh trang vi pham ban quyen tai viet namVTV: “Vi phạm bản quyền, World Cup 2018 có thể bị dừng phát”
canh bao tinh trang vi pham ban quyen tai viet namQuan ngại từ nhiều phía
canh bao tinh trang vi pham ban quyen tai viet nam"Cuộc chiến đầy cam go"
canh bao tinh trang vi pham ban quyen tai viet nam
Tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam hiện đang rất nghiêm trọng.

PV: Thưa luật sư, ông đánh giá như thế nào về tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Tôi cho rằng, tình trạng vi phạm bản quyền ở nước ta đang ở mức báo động. Việc xâm phạm này thể hiện cụ thể như sau:

Khi có bất kỳ một chương trình truyền hình nào ăn khách, hay một bộ phim nào hay, vừa phát sóng xong thì lập tức chương trình truyền hình đó đã được tải lên các mạng xã hội. Sau đó, những đối tượng tải chương trình đó lên thu được tiền từ hoạt động quảng cáo mà chính những mạng xã hội này trả.

Biểu hiện thứ hai của tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình là các website cho phép xem phim miễn phí, các phim từ Hollywood hoặc phim truyền hình, phim điện ảnh của Việt Nam, nếu hấp dẫn sẽ được tải lên và do lượng traffic cao sẽ thu hút được nhiều quảng cáo.

Biểu hiện thứ ba đó là các trận bóng đá quốc tế, điển hình là các trận đấu của cúp C1, bị vi phạm nhiều và đối tác bán bản quyền cho truyền hình cáp Việt Nam đã cắt sóng, gây thiệt hại cho nhà đài và cho người hâm mộ. Bất kỳ lúc nào cũng có thể bị cắt sóng...

Tất cả những hiện tượng trên cho thấy vi phạm bản quyền tại Việt Nam là nghiêm trọng, làm xấu đi hình ảnh về thực thi pháp luật bản quyền của Việt Nam trong mắt các đối tác quốc tế.

canh bao tinh trang vi pham ban quyen tai viet nam
Luật sư Nguyễn Thanh Hà

PV: Chúng ta đã có hành lang pháp lý đủ để ngăn chặn tình trạng này chưa?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Theo Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chương trình truyền hình là một dạng tác phẩm và được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, quyền liên quan.

Chủ sở hữu của các chương trình này là các nhà đài sẽ có quyền tài sản, có nghĩa là độc quyền khai thác các chương trình này trên mọi phương tiện truyền thông.

Luật cũng liệt kê ra các hành vi xâm phạm quyền, như: hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền như phát tán chương trình truyền hình trên Internet có thể sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hình sự và dân sự.

Về biện pháp hành chính, hiện nay Việt Nam có Nghị định 28/2017 có quy định về mức xử phạt tối đa với hành vi vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này như sau: Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng. Về biện pháp hình sự, hiện nay theo quy định tại điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 thì tổ chức và cá nhân có hành vi xâm pham quyền và thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đã có thể bị xử lý hình sự và có thể bị phạt tù đến 5 năm....

Muốn áp dụng biện pháp này thì chủ thể quyền phải cung cấp chứng cứ vi phạm và có phần tính toán thiệt hại thực tế.

PV: Vì sao tình trang vi phạn bản quyền vẫn diễn ra tràn lan và ngày một phổ biến, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Đúng là hành lang pháp lý của chúng ta tương đối đầy đủ. Theo quan điểm của tôi, chế tài trong lĩnh vực này đã đủ mạnh, đặc biệt là gần đây, Luật Hình sự Việt Nam bổ sung cả hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền nặng và bị đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Vì vậy, vấn đề không phải nằm ở chế tài được quy định trong luật mà đó chính là điều kiện thực thi trên thực tế, đây mới là vấn đề mấu chốt, dẫn tới việc vi phạm bản quyền trên Internet gia tăng.

Thứ nhất, phải khẳng định là bảo vệ bản quyền là quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền, nhưng khi có hành vi vi phạm, các chủ thể quyền chỉ lên tiếng bằng các thông cáo báo chí, chưa quyết liệt đưa vụ việc ra các cơ quan chức năng nhằm xử lý vi phạm.

Thứ hai, quy trình xử lý vi pham theo thủ tục hành chính, hình sự và dân sự không hề đơn giản, với những thủ tục phức tạp, quy trình xử lý chậm và thiếu cán bộ chuyên trách, có trình độ nghiệm vụ cao, điều đó dẫn tới các đơn vị chủ thể quyền không mặn mà trong việc xử lý.

PV: Vậy ông có đề xuất như thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Giải pháp để ngăn chặn tình trạng này, tôi cho rằng việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cảnh báo các doanh nghiệp không nên mua quảng cáo ở những trang web hoặc mạng xã hội vi phạm bản quyền. Nếu không có quảng cáo, thì bên vi phạm sẽ không còn đất sống.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như thanh tra, toà án cần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và xử lý nhanh, dứt điểm, hỗ trợ các đon vị bị vi phạm xử lý.

Trân trọng cảm ơn ông...!

Enternews

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc