Bản tin Năng lượng xanh: BlackRock tài trợ công ty năng lượng tái tạo trong khoản đầu tư đầu tiên ở Mỹ Latinh

19:34 | 31/10/2023

5,302 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hôm thứ Sáu (27/10), BlackRock công bố Quỹ Đối tác Tài chính Khí hậu (CFP) do BlackRock quản lý sẽ thực hiện bước đột phá đầu tiên vào Mỹ Latinh với việc mua lại cổ phần thiểu số của Brasol, một công ty năng lượng tái tạo của Brazil.
Bản tin Năng lượng xanh: BlackRock tài trợ công ty năng lượng tái tạo với khoản đầu tư đầu tiên ở Mỹ Latinh

BlackRock tài trợ công ty năng lượng tái tạo trong khoản đầu tư đầu tiên ở Mỹ Latinh

Nhà quản lý danh mục đầu tư Anmay Dittman cho biết cổ phần sẽ "ở mức 50%", đồng thời cho biết thêm khoản đầu tư này sẽ là một "trường hợp thử nghiệm" cho các giao dịch trong tương lai trong khu vực.

Dittman cho biết trong một cuộc họp báo rằng họ thực sự vui mừng khi có được một vị trí trên bãi biển ở Mỹ Latinh và hy vọng rằng sẽ tìm được nhiều khoản đầu tư tốt hơn.

CFP, một quỹ công-tư hợp tác với Chính phủ Pháp, Đức và Nhật Bản cũng như một số tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhắm vào cơ sở hạ tầng khí hậu ở các thị trường mới nổi. CFP không tiết lộ số tiền trả cho cổ phần, nhưng Giám đốc điều hành Brasol Ty Eldridge cho biết việc bơm tiền mặt sẽ giúp công ty thực hiện kế hoạch trị giá 200,38 triệu USD nhằm tăng công suất sản xuất năng lượng.

Brasol vận hành các tài sản năng lượng tái tạo và cho khách hàng thương mại và công nghiệp thuê chúng. Eldridge cho biết Brasol có kế hoạch tăng công suất phát điện thêm 200 Megawatt trong 18 tháng tới.

Eldridge cho biết, trong khi năng lượng mặt trời sẽ là trọng tâm chính, Brasol cũng đang xem xét các công nghệ khác, như sạc xe điện. “Tôi không thể nói cho bạn biết mỗi đô la sẽ đi đâu nhưng chắc chắn nó sẽ được đưa vào danh mục năng lượng rộng lớn này”.

EDP ​​cho biết hơn 90% sản lượng điện sẽ là năng lượng tái tạo vào năm 2024

Hôm Thứ Sáu (27/10), Giám đốc điều hành Miguel Stilwell cho biết thị phần sản lượng điện của EDP từ các nguồn tái tạo sẽ tăng lên hơn 90% vào năm tới từ mức 85% hiện nay, sau quyết định đóng cửa một nhà máy đốt than ở Brazil và ba nhà máy ở Tây Ban Nha.

Công ty điện lực lớn nhất Bồ Đào Nha trước đó cho biết họ sẽ bán 50% Abono, với hai nhà máy than - Abono I và Abono II - với tổng công suất 904 megawatt, gần Gijón ở vùng Asturias.

Họ đã yêu cầu được phép đóng cửa Abono I, cũng như các nhà máy đốt than còn lại khác ở Tây Ban Nha là Soto 3 và Los Barrios - đồng thời có kế hoạch chuyển đổi Abono II sang đốt bằng khí đốt cho đến giữa năm 2025.

Stilwell nói với Reuters rằng, sau khi thỏa thuận bán nhà máy than Pecem ở Brazil được ký kết vào tháng 9 và với các quyết định liên quan đến các nhà máy ở Tây Ban Nha, Sản lượng điện của EDP, ở cấp độ toàn cầu, rõ ràng sẽ ở mức trên 90% là năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió hoặc mặt trời trong năm 2024.

Tính đến tháng 9, sản lượng điện tái tạo của công ty chiếm 85% tổng sản lượng. Giám đốc điều hành cho biết công ty đang thực hiện các bước cụ thể và sẽ củng cố hơn nữa vị thế là một trong những công ty cung cấp điện xanh nhất ở Châu Âu vào năm 2024.

EDP ​​có mục tiêu không sử dụng than vào cuối năm 2025 và chỉ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Equinor tham gia đấu thầu điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Na Uy

Hôm thứ Sáu (27/10), phát biểu với Reuters, Giám đốc điều hành công ty Anders Opedal cho biết Equinor sẽ nộp đề xuất để đủ điều kiện sơ tuyển cho cuộc đấu giá năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên của Na Uy. “Hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực để cạnh tranh nhất có thể trong vấn đề này. Cuộc đấu thầu bắt đầu với vòng sơ loại và chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra sau đó.”

Equinor đã cùng với RWE RWEG.DE của Đức thành lập một Tập đoàn cho dự án Soerlige Nordsjoe II, một khu vực ở vùng nước gần biên giới trên biển với Đan Mạch, nơi Na Uy đang đưa ra dự án công suất 1,5 gigawatt (GW).

Trong tháng 6/2023, các nhà lập pháp Na Uy đã đồng ý tăng trợ cấp cho Soerlige Nordsjoe II thêm 53%. lên 23 tỷ cu-ron Na Uy (2,05 tỷ USD) để đáp ứng thực tiễn gia tăng chi phí chuỗi cung ứng toàn cầu và áp lực lạm phát.

Các kế hoạch điện gió ngoài khơi của Oslo đã gặp phải một số chậm trễ trong việc điều chỉnh các yêu cầu đấu thầu và thời hạn nộp đơn đăng ký sơ tuyển tại Soerlige Nordsjoe II hiện được ấn định là ngày 15/11/2023.

Các khu vực được đưa ra đấu thầu, trong đó có địa điểm Utsira Nord phù hợp với công suất trang trại gió nổi lên tới 2,25 GW, đã thu hút được sự quan tâm từ phần lớn các nhà phát triển hàng đầu Châu Âu, như Orsted, TotelEnergie, BP và Shell.

Thanh Bình

(Source: Reuters)