6 cựu quan chức đường sắt bị đề nghị án cao nhất 13 năm tù
![]() |
![]() |
![]() |
Cụ thể, bị cáo Phạm Hải Bằng bị đề nghị 11 đến 13 năm tù, truy nộp số tiền 3,6 tỉ đồng. Bị cáo Nguyễn Nam Thái bị đề nghị từ 10 đến 12 năm tù, truy nộp 2,8 tỉ đồng. Bị cáo Trần Văn Lục bị đề nghị từ 6 đến 8 năm tù, truy nộp 100 triệu đồng. Bị cáo Trần Quốc Đông bị đề nghị mức án từ 7 đến 9 năm tù, truy nộp 30 triệu đồng. Bị cáo Nguyễn Văn Hiếu bị đề nghị từ 7 đến 9 năm tù giam, truy nộp 50 triệu đồng. Bị cáo Phạm Quang Duy bị đề nghị mức án từ 8 đến 10 năm tù, truy nộp hơn 2,3 tỉ đồng.
![]() |
Các bị cáo tại phiên xét xử. |
Trước đó, tại phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cho rằng, hành vi các bị cáo vi phạm quy định pháp luật về Luật cán bộ - công chức, Vi phạm Khoản 2 Điều 40 Luật Phòng chống tham nhũng.
Trong đó quy định cán bộ không được nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất của người khác liên quan phạm vi quản lý của mình.
Các bị cáo cũng vi phạm nguyên tắc ứng xử trong đầu thầu vốn ODA của Nhật Bản trong văn bản ngày 5-6-2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
“Hành vi phạm tội của các bị cáo rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, làm ngừng trệ chế độ vận hành dự án, xâm phạm đến lợi ích quốc gia và quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản" - Đại diện Viện Kiểm sát nhận định.
Ngày mai, 27/10, tòa tiếp tục làm việc.
Thiên Minh
-
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định một số nội dung kỹ thuật trong hoạt động dầu khí
-
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân
-
Cần thiết sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển mới
-
Đại sứ Nga tại Việt Nam: Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa then chốt đối với quan hệ hai nước
-
Thủ tướng: Việt Nam thuộc nhóm 6 quốc gia được Mỹ ưu tiên đàm phán thương mại